Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết, những cảnh sát này vượt biên sang Champhai và Serchhip - 2 quận nằm ở đông bắc bang Mizoram của Ấn Độ, giáp ranh Myanmar. Họ đều có hàm thấp và không mang vũ khí. Nhà chức trách Ấn Độ sẽ sắp xếp nơi ở tạm thời cho họ. 

{keywords}
Lực lượng an ninh Myanmar hoạt động ở Yangon. Ảnh: Reuters

Nguồn tin tiết lộ thêm, báo cáo tình báo mới dự đoán sẽ có thêm nhiều người hành động tương tự. Động cơ vượt biên được cho là sợ bị kỷ luật do không muốn tuân lệnh trấn áp người biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 và đòi tự do cho lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi.

"Họ không muốn nhận lệnh chống lại phong trào bất tuân xã hội", nguồn tin của Reuters nói.

Một quan chức cảnh sát của Ấn Độ cho biết, trong số 19 người vượt biên có 3 cảnh sát Myanmar đến gần thị trấn North Vanlaiphai ở quận Serchhip chiều 4/3. Theo nguồn tin này, chính quyền ở đó đang đánh giá tình hình sức khỏe của họ.

"Họ trình bày đã nhận được chỉ thị từ nhà cầm quyền quân đội mà họ không thể tuân theo, vì vậy họ đã chạy trốn. Họ tìm nơi tị nạn vì chính quyền quân sự ở Myanmar", Reuters dẫn lời Giám đốc cảnh sát Serchhip, ông Stephen Lalrinawma.

{keywords}
Người biểu tình tại Yangoon hôm 4/3. Ảnh: Reuters

Ấn Độ có chung biên giới đất liền dài 1.600 km với Myanmar, đất nước chứng kiến làn sóng biểu tình rộng khắp sau khi quân đội giành quyền lực và bắt các lãnh đạo của chính quyền dân sự hôm 1/2. Quân đội Myanmar giải thích đây là phản ứng của họ với cáo buộc cuộc bầu cử tháng 11/2020 tại Myanmar có gian lận, nhưng các nước phương Tây gọi đây là cuộc đảo chính.

Mỹ, Anh, Canada, Liên minh châu Âu (EU) đều đã áp đặt hoặc đang xem xét áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào quân đội Myanmar.

Tại một cuộc họp báo ngày 5/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price kêu gọi quân đội Myanmar "kiềm chế tối đa", đồng thời tuyên bố Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang, giam giữ các nhà báo và nhà hoạt động. 

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình ở Myanmar để giúp khôi phục chính phủ dân sự ở đất nước Đông Nam Á này.

Ngày 4/3, Liên minh châu Âu (EU) đình chỉ các chương trình hỗ trợ phát triển cho Myanmar để tránh giúp đỡ về tài chính cho quân đội nước này. Năm ngoái, EU chi hơn 240,7 triệu USD cho nhiều chương trình khác nhau tại Myanmar. 

Xem thêm: Biểu tình căng thẳng ở Myanmar

Thanh Hảo

Mỹ hạn chế giao dịch, ngăn Myanmar rút 1 tỷ USD

Mỹ hạn chế giao dịch, ngăn Myanmar rút 1 tỷ USD

Các quan chức Mỹ đã đóng băng 1 tỷ USD của Myanmar tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York sau khi nhà cầm quyền quân sự ở Myanmar cố tìm cách di chuyển khoản tiền này.

Gần 40 người biểu tình Myanmar thiệt mạng trong ngày 3/3

Gần 40 người biểu tình Myanmar thiệt mạng trong ngày 3/3

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết, 38 người đã thiệt mạng trong ngày 3/3 khi quân đội mạnh tay trấn áp biểu tình.