Theo hãng tin Reuters, ít nhất 40 người sống tại thị trấn Hlaing Tharyar, ngoại ô Yangon đã thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh hôm 14/3.
“Đây như vùng chiến sự vậy, họ bắn nhau ở khắp nơi. Người dân rất sợ hãi khi phải đi ra ngoài đường”, một nhà tuyển dụng lao động giấu tên nói.
Người biểu tình đụng độ lực lượng an ninh tại Yangon, Myanmar hôm 16/3. Ảnh: AP |
Video được hãng tin Global News công bố ngày 17/3 cho thấy, hàng nghìn công nhân và người nhập cư sống tại khu công nghiệp Hlaing Tharyar đã mang theo tất cả đồ đạc của họ đi sơ tán, sau khi chính quyền quân sự quyết định áp đặt thiết quân luật tại đây và năm thị trấn khác xung quanh thành phố Yangon.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 22/3 tới sẽ thông qua một loạt biện pháp trừng phạt như đình chỉ toàn bộ hỗ trợ ngân sách và nhắm vào các lợi ích kinh tế của những người đứng đằng sau vụ chính biến ở Myanmar.
Các cuộc biểu tình ở Myanmar đã bùng phát sau khi giới quân sự thực hiện chính biến lật đổ chính quyền dân sự hôm 1/2. Số liệu thống kê từ Hiệp hội hỗ trợ các tù nhân chính trị được hãng tin Reuters công bố cho thấy, đã có khoảng 180 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị bắt khi tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính biến.
Video: Global News
Xem thêm: Biểu tình căng thẳng ở Myanmar
Tuấn Trần
Vì sao người biểu tình Myanmar tấn công các nhà máy Trung Quốc?
Bắc Kinh yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar phải hành động khẩn sau khi hàng chục nhà máy của Trung Quốc ở Hlaingthaya bị những người biểu tình chống chính biến đốt phá.
Trung Quốc yêu cầu các công ty nhà nước sơ tán nhân sự khỏi Myanmar
Trung Quốc vừa yêu cầu các công ty nhà nước sơ tán những nhân sự không cần thiết ở Myanmar về nước.