{keywords}
Ảnh: Deccan Chronicle

Không thua kém Mỹ, EU

Lâu nay người ta thường nói đến hệ thống nghe lén Echelon của phương Tây do Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đứng đầu, hệ thống Galileo của Liên minh châu Âu (EU) trong định vị và kiểm soát thông tin trên toàn thế giới, song hệ thống tình báo điện tử Frechelon của Pháp cũng có quy mô toàn cầu, với nhiều căn cứ nghe lén nằm khắp các châu lục, kết hợp cùng với mạng vệ tinh gián điệp hoạt động trong không gian vũ trụ, thì vẫn nằm trong bí mật. 

Hệ thống tình báo điện tử Frechelon thuộc quyền quản lý, chỉ huy trực tiếp của Cục Tình báo Đối ngoại Pháp (DGSE), với các căn cứ chặn thu, nghe trộm đặt tại vùng Dodonhe miền tây nước Pháp, tại Tân Caledonia ở Thái Bình Dương, tại Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), tại Guinea thuộc Pháp ở Caribe.

Trong đó, căn cứ tại Pháp là trung tâm tổng hợp và chỉ huy của toàn hệ thống, bao quát phần lớn châu Âu, Bắc Phi và xung quanh. Căn cứ tại UAE chặn thu, nghe trộm thông điệp dạng dữ liệu và giọng nói, truyền bằng hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và siêu sóng ngắn ở châu Á và Trung Đông. Căn cứ ở Caribe chủ yếu chặn thu, nghe trộm liên lạc qua vệ tinh trên toàn lãnh thổ Mỹ và các khu vực xung quanh.

Mỗi căn cứ do một sĩ quan cao cấp của DGSE chỉ huy và gồm trên 100 sĩ quan, kỹ thuật viên, chuyên gia ngôn ngữ, thông tin, mật mã, kỹ sư máy tính, ra-đa, điện tử... Các trang thiết bị, máy móc và phương tiện thu thập thông tin luôn được đổi mới cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại, không kém gì hệ thống của Mỹ và EU.

Còn trong không gian vũ trụ, DGSE điều hành một mạng lưới vệ tinh gián điệp cùng với các hệ thống máy chụp ảnh có độ phân giải cao do thám không gian... Vệ tinh do thám đầu tiên của hệ thống là Helios 1A được phát triển trong những năm 1980, nhưng đến 1995, Pháp mới đưa lên không gian vũ trụ cùng các vệ tinh do thám thế hệ mới trong dự án “Màu anh đào”.

Những năm gần đây trên lãnh thổ Đức, NSA tăng cường theo dõi, chặn thu, nghe trộm các thông tin trên mọi lĩnh vực của tất cả các quốc gia, kể cả đồng minh, trong đó có hệ thống Frechelon của Pháp.

Với tư cách là một thành viên trụ cột của EU, Pháp không thể ngồi yên để cho Mỹ và Anh tự do “hoành hành”. DGSE đã ký với tình báo Đức hiệp định chia sẻ tin tình báo, đổi lại Đức hỗ trợ tài chính để Pháp lan tỏa Frechelon cả về quy mô và chiều sâu cũng như hình thức tiến hành.

Đây là một trong những phương tiện hữu hiệu, phục vụ tích cực cho Pháp thực hiện chiến lược quân sự “răn đe, phòng ngừa, bảo vệ và can thiệp quân sự ra ngoài biên giới, bảo vệ lợi ích và an ninh của Pháp trong mọi tình huống”.

Mô hình độc lập khỏi Mỹ

Mặc dù là đồng minh, nhưng Pháp luôn là đối tượng bị “săm soi” số 1 của tình báo Mỹ. Thực tế, từ lâu Pháp và Mỹ đã có nhiều biểu hiện thiếu tin tưởng nhau, nhất là trong việc hợp tác, chia sẻ tin tình báo. Pháp và EU nhiều lần công khai chỉ trích hoạt động do thám của Mỹ và bày tỏ sự quan tâm, lo ngại sâu sắc trước tiềm lực công nghệ, tình báo điện tử cũng như thiện chí hợp tác trong lĩnh vực tình báo với Mỹ.

Hiện nay ngoại trừ Anh, Mỹ đã thất bại trong việc lôi kéo các nước châu Âu tham gia vào cái gọi là “Liên minh tác chiến tình báo điện tử” với Mỹ. Thay vào đó, các nước châu Âu đang hướng tới một “mô hình độc lập” hoạt động tình báo điện tử, trong đó Pháp là nước đi tiên phong.

EU đã và đang làm điều đó khi cùng nhau xây dựng thành công hệ thống Galileo là đối thủ đáng gờm đối với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.

Từ Frechelon của Pháp đến Galileo của EU, có thể coi là sự khởi đầu hình thành một hệ thống gián điệp điện tử của riêng châu Âu; là một “tuyên bố độc lập” về công nghệ của Pháp đối với Mỹ, góp phần phá thế độc quyền của Mỹ trong việc cung cấp dữ liệu định vị toàn cầu, sử dụng tín hiệu quân sự GPS, chia sẻ các tin tình báo, nhất là việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đại...

Với khả năng chặn thu, nghe trộm được tất cả thông tin truyền tải qua các vệ tinh địa tĩnh, Frechelon đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nước, đặc biệt là hiệu quả hoạt động của nó đang là mối lo ngại, thách thức đối với tình báo Mỹ. Tuy nhiên, hiện Pháp đang gặp một số khó khăn, nhất là về tài chính để phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả của Frechelon.

Nguyên Phong

Bí mật nhà nghề ít người biết của tình báo CIA và KGB

Bí mật nhà nghề ít người biết của tình báo CIA và KGB

Dù được bảo mật, các “ngón nghề” về tuyển dụng, huấn luyện… của các cơ quan tình báo khét tiếng như CIA, KGB vẫn bị lộ ra ngoài.

Sĩ quan tình báo Mỹ - nhân chứng đặc biệt ngày lập quốc 2/9/1945

Sĩ quan tình báo Mỹ - nhân chứng đặc biệt ngày lập quốc 2/9/1945

Archimedes Patti là nhân chứng hiếm hoi khi được mời tham dự sự kiện lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.