Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), thi hài lãnh tụ Vladimir Lenin từng được bí mật di chuyển từ Moscow tới vùng Siberia hẻo lánh. Cùng với thi thể Lenin, cả trái tim, một phần bộ não của ông và thậm chí cả viên đạn ám sát hụt lãnh tụ Xô viết cũng được chuyển đi.

Lâu nay người ta vẫn tin rằng, Vladimir Lenin, nhà cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, vẫn luôn an nghỉ trong lăng trên Quảng trường Đỏ kể từ sau khi ông qua đời vào năm 1924. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, thi hài lãnh tụ Liên Xô đã được đưa ra khỏi lăng trong gần 4 năm, khi chiến tranh đang diễn ra ác liệt khắp vùng lãnh thổ Nga thuộc châu Âu.

{keywords}
Thi hài Lenin được bảo quản trong lăng trên Quảng trường Đỏ.

Những tuần đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc nhằm chống lại phát xít Đức thực sự là một tai họa với Liên Xô. Quân Đức tấn công mặt trận phía tây Liên Xô, chiếm đóng hầu hết vùng Baltic cũng như tây Ukraina và Belarus. Mặc dù thủ đô Moscow chưa bị đe dọa ngay lập tức, nhưng các lãnh đạo Liên Xô đã bắt đầu nghĩ tới việc sơ tán những tài sản giá trị ở thủ đô, mà một trong số đó chắc chắn là thi hài của lãnh tụ Lenin.

Một ủy ban đặc biệt được thành lập nhằm đánh giá thiệt hại tiềm tàng mà những cuộc không kích của quân Đức có thể gây ra đối với Lăng Lenin. Ủy ban này đi đến kết luận rằng, ngay cả những quả bom nhỏ cũng có thể nghiền nát những thứ quý giá bên trong lăng thành tro bụi.

Vì thế quyết định di dời thi hài Lenin được đưa ra vào ngày 3/7/1941 bởi Ủy ban An ninh quốc gia (NKGB -  sau này được đổi tên thành KGB). Ủy ban này báo cáo rằng thi hài Lenin đã nhanh chóng được một đoàn tàu đặc biệt đưa tới thành phố nhỏ Tyumen ở Siberia. Chính Stalin đã chọn thành phố này bởi nơi đây không phải là một trung tâm chiến lược, do đó sẽ không trở thành một mục tiêu quan trọng của giặc ngoại xâm.

Cuộc sơ tán diễn ra rất đúng thời điểm: chỉ trong vòng vài tuần, vào ngày 22/7/1941, những quả bom Đức đầu tiên đã bắt đầu rơi như mưa xuống thủ đô Moscow.

{keywords}
Dòng người xếp hàng vào viếng Lăng Lenin trong kỷ nguyên Xô-viết.

Toa tàu đặt thi hài Lenin được trang bị các thiết bị giảm xóc đặc biệt, kèm theo các thiết bị để đảm bảo môi trường vi khí hậu cần thiết. Tất cả đều được giám sát bởi một đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

Các sĩ quan NKGB làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cả trên tàu và tại các chặng dừng trên suốt hành trình. Đường ray tàu cũng được kiểm tra cẩn thận trước khi tàu chạy qua.

Hành trình tới Tyumen, thành phố nằm cách thủ đô 1.500 km về phía đông, được kéo dài hơn khi đi vòng lên phía bắc qua Yaroslavl, một vùng lãnh thổ không có người định cư, nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn với sứ mạng bí mật này.

Sau khi đến Tyumen an toàn vào ngày 7/7, đoàn tàu được các lãnh đạo địa phương đón tiếp. Chỉ tới khi đó họ mới biết đích thật món hàng bí mật mà họ được lệnh tiếp đón. Thi hài Lenin được chuyển đi cùng với quả tim của ông, một phần bộ não, cùng với viên đạn bắn trúng người lãnh tụ Xô-viết trong một âm mưu ám sát bất thành trước đó.

Quan tài chứa thi hài Lenin được đặt trong một tòa nhà trống, nơi từng là một trường học. Các chuyên gia bảo quản sống trong những căn phòng gần đó. Toàn bộ khu vực vòng ngoài được lực lượng an ninh NKGB chi nhánh Tyumen canh gác, còn vòng trong do nhân viên an ninh Điện Kremlin trực tiếp đảm bảo.

Tại “nơi ở” mới của Lenin, nghi thức đổi phiên gác danh dự vẫn được tiến hành. Còn tại Moscow, nghi thức này cũng vẫn diễn ra như thường lệ, để không ai nghi ngờ rằng bên trong lăng giờ đã trống không.

Thi hài Lenin ở lại Tyumen trong suốt 3 năm 9 tháng, cho đến đầu năm 1945, khi lãnh đạo Liên Xô quyết định đưa thi hài lãnh tụ trở về thủ đô.

Lần này không có gì vội vã, sứ mạng quay trở về mất một tháng để lên kế hoạch. Ngày 26/3, thi hài lãnh tụ Bolshevik trở về với lồng kính bên trong Lăng trên Quảng trường Đỏ, nơi bảo quản thi hài ông cho tới tận ngày nay.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Ngã từ tầng 17 xuống đất, bé gái vẫn đứng dậy đi lại bình thường

Ngã từ tầng 17 xuống đất, bé gái vẫn đứng dậy đi lại bình thường

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, một bé gái 2 tuổi ngã từ tầng 17 xuống đất vẫn có thể đứng dậy ngay, đi lại bình thường.

Ngày này năm xưa: Châm ngòi chiến tranh Vùng Vịnh

Ngày này năm xưa: Châm ngòi chiến tranh Vùng Vịnh

Ngày 2/8/1990, Iraq bắt đầu tiến đánh Kuwait, châm ngòi nổ Chiến tranh Vùng Vịnh, cuộc xung đột lớn đầu tiên trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Xem hàng chục siêu xe bị nghiền nát bét

Xem hàng chục siêu xe bị nghiền nát bét

Trước sự chứng kiến của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, chiếc xe ủi từ từ nghiền nát hàng chục xe hơi và xe môtô trị giá tới 5 triệu USD.

Hai tàu hỏa đâm nhau gần thành cổ Peru

Hai tàu hỏa đâm nhau gần thành cổ Peru

Hai đoàn tàu hỏa đâm nhau gần khu di tích thành cổ Machu Picchu của Peru, khiến 10 du khách bị thương.

Mái khán đài bất thần đổ sụp, hàng trăm người kinh hồn bạt vía

Mái khán đài bất thần đổ sụp, hàng trăm người kinh hồn bạt vía

Sự cố bất thần xảy đến khi hàng ngàn người đang theo dõi một cuộc đua máy kéo ở tiểu bang Rajasthan, tây bắc Ấn Độ.

Tai nạn kinh hoàng của người huấn luyện cá sấu

Tai nạn kinh hoàng của người huấn luyện cá sấu

Trong lúc đám đông khán giả đang nín thở chờ xem người huấn luyện cá sấu trổ tài thì tai nạn kinh hoàng xảy ra.

Cách ứng xử kỳ lạ của tên trộm khi bị chủ nhà bắt quả tang

Cách ứng xử kỳ lạ của tên trộm khi bị chủ nhà bắt quả tang

Một tên trộm ở California, Mỹ đã có cách ứng xử lạ lùng khi bị chủ nhà bắt quả tang đột nhập trái phép vào tư dinh của họ.