Chú thích ảnh

Bà Ursula Beurton và các con. Ảnh: Daily Mail

Ursula sinh tại Berlin năm 1908. Khi 19 tuổi bà đã gia nhập đảng Cộng sản và ở độ tuổi đầu 20 bà được cơ quan tình báo quân đội Liên Xô (GRU) tuyển dụng. Bà kết hôn cùng kiến trúc sư Rudolf Hamburger rồi cùng chồng đến Trung Quốc năm 1930 nơi ông công tác. Sau khi trở về châu Âu, GRU điều Ursula đến trung tâm đào tạo tại Moscow. Sau đó Ursula ly hôn Rudolf Hamburger và cưới công dân Anh Len Beurton vốn ủng hộ đảng Cộng sản.

Cha mẹ và các em của bà đều sống lưu vong ở London với vai người tị nạn từ Đức. Trong khi đó, chồng của Ursula là Len Beurton lại nằm trong danh sách đen do từng tham gia Nội chiến Tây Ban Nha. Do vậy, khi đặt chân đến cảng Liverpool năm 1941, nhân viên MI5 đã chất vấn gắt gao nhưng bà Ursula vốn được đào tạo tại Moscow đã vượt qua thẩm vấn với những câu trả lời lịch sự. Sau 2 tiếng, nhân viên MI5 cho phép Ursula rời đi nhưng ông vẫn gửi thông điệp đến trụ sở rằng cần phải để mắt đến bà.

Vì lý do chưa được sáng tỏ, MI5 khi đó đã lơ là Ursula, điều này góp phần để bà hoàn thành nhiệm vụ truyền tải bí mật về việc phát triển vũ khí hạt nhân đến Moscow trong gần 10 năm trời mà không bị phát hiện.

Len trong khi đó mắc kẹt tại châu Âu còn Ursula tìm kiếm được một ngôi nhà cho bà và hai đứa con ở làng Kidlington gần Oxford. Từ đây, bà tuân theo mệnh lệnh của Moscow và cứ hai tuần một lần đi tàu đến London và lang thang tại một địa điểm được sắp xếp để liên lạc với sĩ quan tình báo từ Đại sứ quán Liên Xô.

Người này thì thầm mật mã với Ursula và chỉ dẫn bà thành lập mạng lưới người cung cấp thông tin, tạo thiết bị truyền phát sóng radio. Sau đó, Ursula tuyển chính cha và em trai vào mạng lưới của bà. Họ vốn là thành viên của nhóm các học giả tư tưởng cấp tiến thường tham dự các bữa tiệc tối tại Hampstead để trao đổi về nhiều vấn đề và bí mật liên quan đến kinh tế, chính trị, quân sự…

Một người đưa tin quan trọng khác của Ursula là nhà vật lý trẻ tuổi Klaus Fuchs vốn là người tị nạn từ Đức và đến Anh vào năm 1933 do bị Berlin coi là ủng hộ đảng Cộng sản. Klaus Fuchs thường xuyên giao du với nhiều người tị nạn Đức khác và đó là điều khiến anh ta gặp em trai của Ursula - Jürgen Kuczynski.

Trong thời điểm này, chính phủ Anh thành lập ủy ban siêu bí mật nghiên cứu về cách phát triển vũ khí hạt nhân. Điều này dẫn đến việc hình thành dự án có tên gọi Tube Alloys với sự góp mặt của hàng chục nhà khoa học tại các trường đại học Anh. Fuchs cũng được mời tham dự Tube Alloys. MI5 vẫn chấp nhận rủi ro và thông qua hồ sơ của Fuchs.

Tuy nhiên, trong sâu thẳm Fuchs vẫn là một người cộng sản và cho rằng việc Anh nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân mà không thông báo cho Moscow là không công bằng. Fuchs có quan điểm rằng độc tài Hitler đã điều quân xâm chiếm Liên Xô. Từ đây, Fuchs chuyển nội dung về bom nguyên tử cho Đại tá Semyon Kremer tại Đại sứ quán Liên Xô.

Trong 6 tháng, Fuchs với mật danh “Otto” đã chuyển khoảng 200 trang thông tin cho Đại tá Kremer. Nhưng vì một lý do chưa rõ nguyên nhân, Đại tá Kremer bị triệu hồi về Moscow khiến Fuchs không còn đối tượng để truyền bí mật. Fuchs sau đó chia sẻ với Jürgen Kuczynski và anh này lên đưa chị mình là Ursula đến để đảm nhiệm. Trong khi đó, Ursula cũng đang truyền bí mật về bom nguyên tử đến Moscow với người cung cấp thông tin là một thư ký của dự án Tube Alloys có tên Melita Norwood.

Chú thích ảnh

Bà thường được gọi là điệp viên Sonya. Ảnh: Daily Mail

Ursula có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Fuchs vào mùa hè năm 1942 tại một quán cà phê ở Birmingham, họ trao đổi về sách, phim ảnh và hẹn gặp lại vào một tháng sau. Khi kết thúc cuộc gặp, Fuchs trao cho Ursula 85 trang tài liệu.

Cùng thời điểm này, Len đã đoàn tụ với Ursula tại Anh, họ đã không gặp nhau từ 1940. Ursula cũng nhấn mạnh rằng cô là gián điệp của Liên Xô và còn chỉ cho Len về máy truyền phát sóng radio trong phòng ngủ.

Theo baotintuc.vn

Vụ trộm triệu đô táo tợn ở trụ sở Bộ Ngoại giao Nga

Vụ trộm triệu đô táo tợn ở trụ sở Bộ Ngoại giao Nga

Nga đã bắt giữ một quan chức sau khi gần 1 triệu USD công quỹ bị đánh cắp khỏi trụ sở Bộ Ngoại giao tại thủ đô Moscow.

Mỹ liên tiếp điều tàu chiến đến Biển Đông

Mỹ liên tiếp điều tàu chiến đến Biển Đông

Sứ mệnh ngày 22/12 của tàu USS McCain không phải là "hoạt động tự do hàng hải" duy nhất của Hải quân Mỹ ở Biển Đông trong vòng một tuần trở lại đây.