Lần thứ nhất vào khoảng tháng 6/1953, khi Zhukov đứng hẳn về phía Khrushev và Malenkov trong cuộc đấu với Beria. Trở về Moscow làm Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Quốc phòng, Zhukov lập tức đồng ý đóng vai trò chủ chốt trong việc bắt Beria.

Nói cho cùng thì đây cũng là việc “có đi có lại”. Bộ trưởng Quốc phòng Bulganin, người bị Zhukov chê là ít hiểu biết về quân sự, không hề muốn ông này làm phó cho mình. Song Khrushev và Manlenkov cương quyết giữ vững ý kiến của họ và Zhukov được về thủ đô.

Zhukov được giao đứng đầu nhóm tướng lĩnh có nhiệm vụ vô hiệu hoá Beria. Nhờ uy tín của Zhukov mà chiến dịch đã thành công, vị trí của Khrushev được củng cố. Và ông chủ Điện Kremlin không quên người đã giúp mình: khi Bulganin lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1955) thì Zhukov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.

{keywords}
Georgy Zhukov

Lần thứ hai, Khrushev nhận được sự ủng hộ của Zhukov vào năm 1957. Lúc này, Đoàn Chủ tịch (Bộ Chính trị) bị tách làm hai phe, Khrushev cùng một nhóm ít ỏi phải đương đầu với các vị nguyên lão trong Đảng như Malenkov, Molotov, Kaganovich, Bulganin… và dĩ nhiên cả hai phe đều muốn lôi kéo Bộ trưởng Quốc phòng về phía mình.

Nhóm Malenkov quyết định hành động vào ngày 19/6. Buổi sáng, để thăm dò thái độ của Zhukov, Malenkov mời ông đến và nói Khrushev quá thô bạo, không chịu nghe ai, coi thường Đoàn Chủ tịch và mắc sai lầm trong công tác… Zhukov khuyên Malenkov nên “làm lành”, giải quyết mọi việc trên cơ sở đoàn kết hữu nghị. Nhưng tình hình đã đi quá xa.

Chỉ sau đó vài tiếng đồng hồ, Hội nghị Đoàn Chủ tịch được triệu tập. Zhukov, với tư cách uỷ viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch, cũng được mời họp. Đội cận vệ già không úp mở nêu thẳng vấn đề Khrushev. Malenkov đề nghị bầu Bulganin làm chủ tịch hội nghị.

Theo giới thiệu của Bulganin, Malenkov phát biểu ý kiến đề nghị để Khrushev thôi giữ chức Bí thư Thứ nhất chuyển sang công tác khác; ý kiến này được Molotov và Kaganovich ủng hộ. Những người không đồng ý có Mikoyan và Fursev, nhưng tương quan lực lượng không có lợi cho Khrushev.

Khrushev kêu gọi triệu tập hội nghị trung ương để trung ương sẽ quyết định mọi việc. Nhưng đội cận vệ già chỉ đồng ý sau khi Khrushev đồng ý từ chức. Lúc này, Zhukov đứng lên kiên quyết yêu cầu triệu tập hội nghị trung ương, nếu không ông sẽ không phục tùng quyết định và lập tức kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức Đảng trong quân đội.

Phái già buộc phải đồng ý. Khrushev thở phào nhẹ nhõm. Ông ta bước lại bắt tay Zhukov trong giờ giải lao.

Zhukov ra lệnh cho không quân cấp tốc chở các uỷ viên Trung ương về dự họp. Khrushev phái người của mình đón đường họ và thông báo rõ tình hình mọi chuyện. Và tương quan lực lượng dần dần đã không thuộc phe các vị lão thành. Để đề phòng mọi bất trắc, Zhukov ra lệnh cho Tư lệnh Quân khu Moscow chuẩn bị sẵn sàng.

Khi vị Tư lệnh này, tướng Saburov báo cáo rằng hình như có các đơn vị đang tiến về thủ đô, Bộ trưởng nói một câu được báo chí trích dẫn nhiều lần: “Đừng nói gì tiến về Moscow, ngay cả động đậy cũng không được phép nếu như chưa có lệnh của tôi”.

Câu nói này về sau đã làm hại Zhukov, còn trước mắt thì nó cứu vãn được tình hình. Mọi người đều hiểu rằng Bộ trưởng Quốc phòng đứng về phía Khrushev. Và chính Zhukov là người đầu tiên phát biểu tại hội nghị khai mạc ngày 22/6. Sau bài phát biểu đó, không một ai còn đề cập đến việc thay thế Khrushev. Thừa thắng, người ta lên án Malenkov, Molotov cùng toàn bộ “nhóm chống Đảng” và đưa những người này ra khỏi Đoàn Chủ tịch.

Khrushev không quên lời hứa: Zhukov được bầu làm uỷ viên chính thức Đoàn Chủ tịch. Nhưng vẻn vẹn có 4 tháng.

Nguyên Phong

Ba thất bại tình báo lớn nhất của Liên Xô

Ba thất bại tình báo lớn nhất của Liên Xô

Một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thất bại trong hoạt động tình báo ở nước ngoài của Liên Xô là việc tuyển mộ những người cộng sản sở tại. 

Hé lộ chính sách đối ngoại 'hủy diệt' Liên Xô của Gorbachev

Hé lộ chính sách đối ngoại 'hủy diệt' Liên Xô của Gorbachev

Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB) đã phải kinh ngạc trước lời lẽ và những thỏa thuận của Gorbachev với các nhà lãnh đạo Mỹ và các nước phương Tây khác.