Thảm cảnh của những người dân nói trên thể hiện rõ nhất cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại quốc gia Nam Á bị chiến tranh tàn phá. Việc Taliban nhanh chóng thâu tóm quyền kiểm soát Afghanistan trong tháng 8, đỉnh điểm là việc chiếm Kabul vào ngày 15/8 đã khiến đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn.

{keywords}
Những người dân tỉnh lẻ vạ vật tị nạn ở một công viên tại thủ đô Kabul, Afghanistan. Ảnh: Reuters

Trong khi hàng nghìn người vẫn tập trung quanh khu vực sân bay nhằm tìm kiếm cơ hội được đưa đi sơ tán, nhiều người khác, như các gia đình trong công viên Kabul bị mắc kẹt trong hoang mang, không biết liệu cố gắng quay trở về quê nhà hay tiếp tục bám trụ thủ đô an toàn hơn.

"Tôi đang trong tình cảnh khó khăn. Đầu tôi đau. Tôi cảm thấy rất tồi tệ và không có gì bỏ vào bụng", Zahida Bibi, một bà nội trợ đang ngồi dưới cái nắng bỏng rát cùng đại gia đình của mình chia sẻ với phóng viên Reuters.

Theo Ahmed Waseem, người rời bỏ nhà cửa ở miền bắc Afghanistan đến Kabul, ông và những người tị nạn khác ở công viên hy vọng chính quyền trung ương sẽ quan tâm giúp đỡ.

{keywords}
 
{keywords}
Hàng nghìn người vẫn tụ tập bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul chờ cơ hội được rời khỏi đất nước. Ảnh: Reuters

Một phát ngôn viên của Taliban cho hay, lực lượng này hiện không cung cấp thực phẩm cho những người ở công viên và những người khác tại sân bay, vì việc đó có thể dẫn đến tình trạng tụ tập quá tải hơn nữa. Theo người phát ngôn Taliban, tất cả nên trở về nhà của họ.

Tổng thống được phương Tây hậu thuẫn cùng nhiều quan chức khác của Afghanistan đã bỏ trốn ra nước ngoài, trong bối cảnh các lực lượng an ninh chính phủ nhanh chóng tan rã khi đối mặt với chiến dịch tấn công thần tốc của Taliban.

Phe thắng cuộc đã nhanh chóng cử thành viên tiếp quản các bộ và ra lệnh cho một số quan chức thuộc chính quyền cũ quay trở lại làm việc. Song, các dịch vụ vẫn chưa khôi phục và các ngân hàng vẫn còn đóng cửa.

Một người tị nạn có tên Phalwan Sameer kể, gia đình anh đã tìm mọi cách tới Kabul sau khi tình hình xấu đi nhanh chóng tại thị trấn quê hương ở miền bắc Afghanistan.

"Giao tranh khắp nơi và cả bom nổ rất nhiều nữa. Đó là lí do tại sao chúng tôi đếni đây. Các ngôi nhà bị thiêu rụi và chúng tôi trở thành những kẻ vô gia cư",  anh Sameer bộc bạch.

{keywords}
Một người phụ nữ dắt theo hai con mệt mỏi trên đường đi lánh nạn ở Kabul. Ảnh: Reuters

Tổ chức Y tế thế giới ngày 24/6 tiết lộ, họ chỉ có đủ nguồn cung y tế ở Afghanistan trong một tuần sau khi các chuyến vận chuyển hàng bị chặn vì các lệnh hạn chế tại sân bay Kabul. Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết, quốc gia Nam Á hiện cần gấp 200 triệu USD cứu trợ lương thực. 

LHQ thống kê, hơn 18 triệu người, tương đương khoảng hơn một nửa dân số Afghanistan đang cần cứu trợ. Một nửa trong tổng số các trẻ em dưới 5 tuổi ở nước này đã bị suy dinh dưỡng cấp tính do đợt hạn hán thứ hai trong vòng 4 năm.

Taliban đã đảm bảo với LHQ rằng, tổ chức có thể theo đuổi công tác nhân đạo. Trong khi đó, các chính phủ nước ngoài đang cân nhắc liệu có tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan dưới sự cầm quyền của phong trào Hồi giáo hay không và nếu có thì như thế nào.

Tuấn Anh

 >>> Chiến sự ở Afghansitan

Bài toán hóc búa của Taliban sau khi thâu tóm Afghanistan

Bài toán hóc búa của Taliban sau khi thâu tóm Afghanistan

Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban không chỉ phải đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra trong nước, mà còn phải lo giải quyết nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của những người trong chính quyền cũ Afghanistan

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của những người trong chính quyền cũ Afghanistan

Ngay sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban bắt đầu truy tìm hàng ngàn binh lính, quan chức an ninh làm việc cho chính quyền cũ cũng như những người từng cộng tác với Mỹ và liên quân.