Đại hội đồng LHQ hôm 18/6 đã thông qua nghị quyết có nội dung như trên với sự ủng hộ của 119 quốc gia. Động thái diễn ra sau gần nửa năm quân đội Myanmar tiến hành đảo chính ngày 1/2, lật đổ chính phủ dân cử do đảng của bà Aung San Suu Kyi đứng đầu.

{keywords}
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres lên án cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của quân đội Myanmar. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Belarus đã yêu cầu bỏ phiếu về nội dung nghị quyết và là quốc gia duy nhất phản đối văn bản này. 36 quốc gia khác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

"Nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến quy mô lớn là có thật. Thời gian là điều cốt yếu. Cơ hội để đảo ngược sự tiếp quản của quân đội Myanmar đang thu hẹp", Christine Schraner, đặc phái viên LHQ về Myanmar  Burgener nhấn mạnh sau cuộc bỏ phiếu.

Một số quốc gia bỏ phiếu trắng cho rằng cuộc khủng hoảng là vấn đề nội bộ của Myanmar. Các quốc gia khác không nghĩ nghị quyết sẽ giúp ích, trong khi một số nước phàn nàn rằng nó không giải quyết thỏa đáng thảm cảnh của người Hồi giáo Rohingya.

Tuy nhiên, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Olof Skoog khẳng định, nghị quyết của LHQ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ, không công nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự Myanmar, lên án sự lạm dụng và bạo lực chống người dân.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres trước đó thúc giục Đại hội đồng hành động. "Chúng ta không thể sống trong một thế giới, nơi các cuộc đảo chính quân sự trở thành điều bình thường. Việc đó hoàn toàn không chấp nhận được", ông Guterres nói.

Nghị quyết của LHQ được thông qua trong bối cảnh tình trạng căng thẳng chưa có dấu hiệu giảm bớt ở Myanmar. Chính quyền quân sự tại quốc gia Đông Nam Á này đang phải vật lộn kiểm soát những người chống đảo chính. Một thống kê độc lập hé lộ, ít nhất 870 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa những người biểu tình phản đối chính biến với lực lượng an ninh.

Tuấn Anh

Hiện trường vụ nổ kép rung chuyển thành phố lớn nhất Myanmar

Hiện trường vụ nổ kép rung chuyển thành phố lớn nhất Myanmar

Hai người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau hai vụ nổ liên tiếp gần trụ sở của một đảng ủng hộ quân đội Myanmar tại thành phố Yangon lớn nhất nước này.

EU sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Myanmar

EU sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Myanmar

Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Myanmar và các lợi ích kinh tế của nước này trong vài ngày tới.