“Sự kiên nhẫn của chúng tôi không phải là vô hạn, nhưng chúng tôi tin tưởng và Tổng thống Joe Biden đã nói rõ rằng phương thức hiệu quả nhất nhằm đảm bảo Iran không bao giờ sở hữu được vũ khí hạt nhân là thông qua con đường ngoại giao”, ông Price nói với hãng tin Reuters.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price. Ảnh: Reuters |
Khi được hỏi về liệu lời đề nghị Iran quay trở lại vòng đàm phán hạt nhân có thời hạn hay không, ông Price cho biết việc Iran không tuân thủ các điều khoản hạn chế quy định trong thỏa thuận 2015 đối với các hoạt động hạt nhân của họ đã khiến đây trở thành vấn đề “thách thức cấp bách” đối với Mỹ.
Hiện chính quyền Tehran vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về lời đề nghị của phía Washington hồi tuần trước, về việc nước này tham gia cuộc gặp chung cùng nhiều quốc gia khác để thương lượng về bản thỏa thuận.
Theo thỏa thuận hạt nhân quốc tế JCPOA ký với các cường quốc vào năm 2015, Iran đã đồng ý cắt giảm chương trình hạt nhân gây tranh cãi để đổi lấy việc Mỹ và các nước phương Tây dỡ bỏ nhiều lệnh cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã đơn phương rút khỏi và khiến chính quyền Tehran dần từ bỏ thực hiện theo các cam kết trong JCPOA.
Tuấn Trần
Điều duy nhất cản Iran tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt
Lãnh đạo Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 22/2 cho biết, không quốc gia nào có thể ngăn nước này chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu muốn.
Iran đạt thỏa thuận tạm thời với IAEA
Iran vừa đạt một thỏa thuận tạm thời với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), cho phép cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc này tiếp tục giám sát các cơ sở hạt nhân của Tehran.