"Tôi đã có cuộc trao đổi với giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gameleya. Họ đã thực hiện một nghiên cứu và kết quả là vắc xin Sputnik V hoàn toàn có thể vô hiệu hóa được biến thể Omicron. Ông ấy (Giám đốc Trung tâm Gameleya) còn nói với tôi rằng, nghiên cứu lâm sàng sẽ mang đến câu trả lời cuối cùng xem mức độ phản ứng của loại vắc xin này sẽ cao như thế nào", Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp giữa lãnh đạo những nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (CIS) hôm 28/12.
Ông Putin cũng cho biết, cuộc trao đổi với Alexander Gintsburg - Giám đốc Trung tâm Gamaleya, nơi phát triển vắc xin Sputnik V, mới diễn ra "cách đây 2 ngày". Theo người đứng đầu Điện Kremlin, dù còn phải triển khai thêm các nghiên cứu lâm sàng trước khi đưa ra kết luận, ông Gintsburg vẫn khẳng định những nghiên cứu cho tới nay tại Gamaleya giúp trung tâm này "chắc chắn rằng vắc xin Sputnik V đạt hiệu quả ở mức độ tuyệt vời" trước biến thể Omicron.
Nhân viên y tế Nga tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân. Ảnh: TASS |
Trước đó, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị phối hợp với Trung tâm Gameleya trong việc quảng bá và phân phối vắc xin Sputnik V, cũng tiết lộ các nghiên cứu ban đầu cho thấy loại vắc xin này có hiệu quả đề kháng trước biến thể Omicron.
Kirill Dmitriev, giám đốc RDIF, cho biết "Trung tâm Gamaleya tin rằng Sputnik V sẽ vô hiệu hóa biến thể Omicron, vì chúng đều đạt hiệu quả cao đối với các biến thể khác". Hồi tháng 6, trung tâm này từng công bố Sputnik V đạt hiệu quả đề kháng tới 90% đối với biến thể Delta.
Biến thể Omicron của virus corona, được phát hiện lần đầu ở Nam Phi vào tháng trước, đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu và hiện trở thành chủng trội ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, bà Anna Popova, người đứng đầu cơ quan giám sát quyền lợi người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor, cho rằng Omicron hiện chưa phải chủng trội ở Nga. Theo bà, dữ liệu từ các nước châu Phi cho thấy biến thể này có khả năng lây truyền cao, nhưng độc lực từ mầm bệnh do chúng gây ra dường như không nghiêm trọng bằng các biến thể khác.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn cảnh báo các quốc gia nên thận trọng với Omicron vì với khả năng lây lan nhanh chóng, chúng vẫn có nguy cơ khiến các hệ thống y tế rơi vào quá tải, dù những nghiên cứu trước đây nhận định biến thể này chỉ gây ra các triệu chứng Covid-19 ở thể nhẹ hơn.
>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất
Việt Anh
Indonesia có ca Omicron cộng đồng đầu tiên, WHO cảnh báo các hệ thống y tế
Giới chức Indonesia đang truy vết tiếp xúc sau khi phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng ở nước này.
Người đàn ông Indonesia khoe đã tiêm 16 mũi vắc xin Covid-19
Một người đàn ông ở Indonesia thừa nhận đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 của Sinovac, sau đó tiêm thêm 14 mũi vắc xin cùng loại thay cho những người còn do dự trong việc tiêm phòng để lấy tiền công.