“Trong khi chờ đợi một quyết định dứt khoát của Thổ Nhĩ Kỳ về việc từ bỏ mua hệ thống tên lửa S-400, việc chuyển giao và các hoạt động liên quan tới năng lực hoạt động của máy bay F-35 đều bị tạm ngừng”, Trung tá Mike Andrews, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố.

{keywords}
Máy bay F-35. Ảnh: Wikipedia.

F-35 là máy bay tàng hình được chế tạo bởi Mỹ, Anh và nhiều nước đồng minh khác trong một dự án quân sự quốc tế nhằm cho ra mắt tiêm kích chiến đấu thế hệ thứ 5.

{keywords}
Kết cấu của máy bay chiến đấu F-35. Ảnh: The BluePrints.

Máy bay F-35 có chiều dài 15,37m; chiều rộng sải cánh là 10,6m và chiều cao 4,33m. F-35 được thiết kế giống như một phiên bản nhỏ hơn, một động cơ so với loại máy bay F-22 Raptor hai động cơ tiền nhiệm. Và dĩ nhiên, F-35 có vay mượn một số yếu tố thiết kế của F-22.

{keywords}
Động cơ Pratt & Whitney F135 của F-35. Ảnh: Wikipedia.

Máy bay F-35 sử dụng một động cơ F135 có giá thành 13,3 triệu USD/chiếc do hãng Pratt & Whitney chế tạo. Loại động cơ này có lực đẩy thông thường là 128kN và lực đẩy sau khi đốt có thể lên tới 191kN. Với lực đẩy như vậy, máy bay F-35 có thể đạt vận tốc Mach 1,6, tức 1.930 km/giờ.

{keywords}
Radar AN/APG-81. Ảnh: Wikipedia.

F-35 được trang bị radar tương phản pha chủ động AN/APG-81, thiết kế bởi tập đoàn Northrop Grumman Electronic Systems. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu trên không lẫn như mục tiêu đang di chuyển trên mặt đất.

Trên không, AN/APG-81 có thể phát hiện ra mục tiêu có diện tích 1m2 ở khoảng cách 150km. AN/APG-81 có thể theo dõi 23 mục tiêu trong vòng 9 giây và radar này chỉ cần 2,4 giây để thông báo cho hệ thống vũ khí trang bị trên F-35 khai hỏa tiêu diệt 19 mục tiêu trong số đó. Ngoài ra, F-35 được trang bị hệ thống AN/AAS-37 có tác dụng cảnh báo tên lửa, dẫn đường và bay đêm.

F-35 có một đặc điểm ít loại máy bay chiến đấu khác trên thế giới có được, đó là máy bay được tích hợp công nghệ tàng hình tiến tiến, sử dụng những vật liệu có khả năng hấp thụ sóng radar để làm vỏ máy bay, chẳng hạn như vật liệu hỗn hợp gồm carbon và nhựa cây.

Ngoài ra, máy bay còn được sơn một lớp bột mịn niken, coban, giúp làm “tổn thương” sóng radar, hoặc thêm một lớp muối kiềm giúp chuyển hóa sóng này thành nhiệt năng.

Bởi nhược điểm lớn của radar là chỉ phát hiện ra mục tiêu khi sóng phản xạ (phản xạ từ mục tiêu) cùng phương với sóng phát (là sóng mà radar phát ra). Trong trường hợp sóng phản xạ của máy bay càng nhỏ thì khả năng phát hiện ra mục tiêu của radar đối phương càng thấp.

{keywords}

Pháo đa nòng GAU-22/A. Ảnh: Foto-i-mir.ru.

F-35 được trang bị 1 pháo bốn nòng GAU-22/A có cơ số 220 quả đạn với tốc độ bắn khoảng 3.300 viên/phút. Ngoài ra, trong thân máy bay được trang bị tối đa 4 tên lửa đối không AIM-120, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất, tổng trọng lượng vũ khí F-35 có thể chứa lên tới 8,1 tấn.

{keywords}
Tiêm kích F-35. Ảnh: Wikipedia.

Có tất cả mười hai nước tham gia chương trình phát triển F-35. Chín quốc gia trực tiếp tham gia phát triển máy bay bao gồm Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Italia, Hà Lan, Canada, Australia, Đan Mạch và Na Uy.

Tất cả các quốc gia này, ngoại trừ ba nước Canada, Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ, đều đã đưa máy bay F-35 vào biên chế trong quân đội. Ngoài ra, Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ nhận được F-35 thông qua các hợp đồng quân sự.

Theo nhiều chuyên gia ước tính, 1.508 tỷ USD có thể sẽ là số tiền mười hai nước tham gia dự án sẽ phải bỏ ra để phát triển và đưa vào trang bị máy bay F-35 từ khi dự án bắt đầu cho tới năm 2070, qua đó biến F-35 thành chương trình phát triển vũ khí đắt nhất trong lịch sử thế giới.

F-35 phóng tên lửa trên không. Nguồn: Youtube.

Tuấn Trần