Tiến sĩ Faisal Shuaib, Giám đốc điều hành Cơ quan phát triển chăm sóc sức khỏe ban đầu quốc gia Nigeria (NPHCDA) ngày 13/12 cho biết, nhà chức trách đã cho thu hồi toàn bộ số vắc xin quá hạn sử dụng và sẽ tiêu hủy chúng theo đúng quy trình.

{keywords}
Vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca/Oxford có hạn sử dụng tối đa 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Ảnh: Reuters

Báo RT dẫn lời ông Shuaib cam đoan, không công dân nào của Nigeria đã bị tiêm vắc xin ngừa Covid-19 quá hạn. Quốc gia châu Phi này sẽ không tiếp nhận thêm các vắc xin còn hạn ngắn.

Theo ông Shuaib, cho đến nay, mới chỉ có 3,9 triệu người trong tổng số hơn 211 triệu dân của Nigeria, tương đương gần 1,9% dân số toàn quốc, được tiêm đủ liều vắc xin phòng virus SARS-CoV-2. Số trường hợp được tiêm mũi vắc xin tăng cường sau 2 mũi đầu tiên chỉ là 496 người.

Tuần trước, Chính phủ Nigeria xác nhận thông tin, khoảng 1 triệu liều AstraZeneca do châu Âu chuyển giao cho nước này trong khuôn khổ sáng kiến chia sẻ vắc xin COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu, đã hết hạn vào tháng 11.

Theo truyền thông địa phương, số vắc xin nói trên khi đến Nigeria chỉ còn 4 - 6 tuần hạn dùng và nhà chức trách không thể sử dụng chúng đúng hạn.

Bộ trưởng Y tế Nigeria Osagie Ehanire trước đó từng bày tỏ, việc trao tặng các mũi liều vắc xin Covid-19 dư thừa có hạn dùng ngắn hoặc sắp hết hạn là “mối quan ngại lớn của quốc tế”.

Tuấn Anh

Châu Phi tiêu hủy vắc xin, Campuchia chạm đỉnh ca tử vong mới

Châu Phi tiêu hủy vắc xin, Campuchia chạm đỉnh ca tử vong mới

Nhiều nước châu Phi đã phải tiêu hủy hàng nghìn liều vắc xin vì hết hạn do người dân không đến tiêm chủng.

Kyrgyzstan tiêu hủy 1.000 liều vắc xin Covid-19 vì sự cố hy hữu

Kyrgyzstan tiêu hủy 1.000 liều vắc xin Covid-19 vì sự cố hy hữu

Giới chức y tế Kyrgyzstan buộc phải vứt bỏ gần 1.000 liều vắc xin Sputnik V, sau khi một nhân viên vô tình rút phích cắm tủ lạnh bảo quản số vắc-xin này để cắm sạc điện thoại.