{keywords}
 

Theo AP, đội dọn dẹp của chính phủ Nepal hiện đang vật lộn, không biết làm cách nào có thể dọn dẹp mọi loại rác thải từ những chiếc lều bị vứt bỏ tới bình ôxy rỗng, bao bì thực phẩm, dây thừng mà những người leo núi sử dụng. Ngoài ra, đội dọn dẹp còn phải đối mặt với chất thải của con người đang đe doạ nguồn nước uống tại đây.

{keywords}
Đem những chiếc lều bị vứt bỏ này xuống núi là một việc làm khó khăn và nhiều nguy hiểm

Các công ty thám hiểm tiết kiệm thu khoảng 30.000 USD/người leo núi, gồm cả phí vứt rác thải. Tuy nhiên, trong mùa leo núi năm nay, với khoảng 700 người leo núi, hướng dẫn viên, nhân viên khuân vác chinh phục Everest thì lượng rác thải mà họ tạo ra đã khiến người thiểu số Sherpas – làm việc cho dự án dọn dẹp của chính phủ Nepal bị sốc.

{keywords}
 

Hiện thời, vẫn còn nhiều chiếc lều bị bỏ lại ở South Col hay Trại 4 – nằm ở độ cao 8.000m, khu trại cao nhất - ngay dưới đỉnh núi Everest. Gió mạnh tại khu vực này đã thổi lều và rác bay khắp nơi.

“Độ cao, mức độ ôxy, sườn núi đóng băng và trơn trượt đầy nguy hiểm cộng thêm thời tiết tồi tệ ở South Col khiến cho việc mang vác những thứ như lều bạt xuống dưới trở nên khó khăn”, Dawa Steven Sherpa, lãnh đạo một nhóm dọn dẹp độc lập cho biết hòi tháng trước. Ông này là nhân vật đi đầu trong chiến dịch làm sạch Everest suốt 12 năm qua.

{keywords}
 

Người leo núi kiệt sức, vừa phải cố gắng để thở vừa phải chiến đấu chống cảm giác buồn nôn, thường bỏ lại những chiếc lều nặng trịch thay vì mang chúng xuống núi. Theo ông Sherpa, logo gắn trên lều vốn dùng để nhận diện công ty thám hiểm đã bị cắt đi để tránh bị phát hiện.

{keywords}
 

Ông Sherpa cho hay, có khoảng 30 chiếc lều và khoảng 5.000kg rác thải bị bỏ lại ở South Col. Việc mang những thứ này xuống núi là một việc khó khăn.

{keywords}
Đội dọn dẹp 

Hiện chưa rõ chính xác lượng rác thải đang phủ khắp Everest do nó chỉ hiện ra khi tuyết tan. Tại Trại 2, các nhà hoạt động cho rằng có tới 8.000kg phân người tồn lại chỉ sau mùa leo núi năm nay.

Một số nhà leo núi không dùng toilet tạm mà đào hố trong tuyết, rồi đi vệ sinh ở đó. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng và lớp băng tan bớt, thứ rác thải này mới xuất hiện. Tiếp đó, nó trôi xuống các khu trại và nơi ở của các cộng đồng nằm ở chân núi.

Hoài Linh