Hai bộ mặt từ châu Âu

Danh sách 28 thành viên Nhật Bản được đăng ký cho hai trận đấu với Việt Nam và Oman có đến 18 thành viên đến từ các CLB châu Âu, thuộc nhiều giải đấu khác nhau.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những quốc gia châu Á xuất khẩu cầu thủ sang châu Âu nhiều nhất.

{keywords}
Quá nhiều ngôi sao thi đấu ở châu Âu cũng là vấn đề với Nhật Bản

Điều này thể hiện chất lượng cầu thủ và sự phát triển của bóng đá xứ sở mặt trời mọc.

Tuy nhiên, điều này cũng có tác động tiêu cực đến đội tuyển Nhật Bản. Những gì diễn ra ở giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022 thể hiện khá rõ vấn đề này.

Việc tập trung các cầu thủ từ châu Âu là điều không hề dễ dàng, trong bối cảnh những chuyến bay quốc tế đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

HLV Hajime Moriyasu chỉ có đúng một buổi tập lắp ghép đội hình cho các ngôi sao châu Âu trước khi bước vào trận đấu với đội tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình.

Các thành viên Nhật Bản đến từ nhiều CLB khác nhau ở lục địa già. Điều này có ý nghĩa gì? Họ thuộc về các môi trường và bản sắc bóng đá hoàn toàn khác biệt.

Thế nên, với chỉ một buổi tập, ngoài việc khó quen với mặt sân, sự kết nối giữa các cầu thủ không cao.

Vấn đề chiến thuật

Khi các cầu thủ thiếu sự kết nối, một vấn đề khác phát sinh: chiến thuật mà ông Hajime Moriyasu triển khai không đạt hiệu quả như mong muốn.

Tùy thuộc vào lối đá của các đối thủ, HLV Moriyasu sẽ cho Nhật Bản vận hành theo sơ đồ 4-3-3 hay 4-2-3-1.

Dù theo cách nào, "Samurai xanh" cũng ưu tiên vào những đường chuyền cự ly gần.

{keywords}
Nhật Bản có những cá nhân xuất sắc, nhưng tập thể có nhiều hạn chế

Moriyasu thích kiểm soát trận đấu thông qua kiểm soát bóng. Nhưng cho đến nay, sau 4 trận giai đoạn 3, chiến thắng trước Trung Quốc là lần duy nhất họ thực sự làm chủ tình hình.

Nhật Bản không thể thống trị trận đấu trước Oman, dù kiểm soát bóng 65% và thực hiện 525 đường chuyền. Trong trận thắng Trung Quốc, tổng đường chuyền lên đến 651.

Trước Saudi Arabia và Australia, đội quân của ông Moriyasu đều không thể kiểm soát bóng, với tỷ lệ thấp hơn đối phương.

Trong số các ngôi sao trở về từ châu Âu, không phải ai cũng quen với cách đá bóng ngắn. Hệ quả, chiến thuật mà Moriyasu triển khai giảm đi sự hiệu quả. Hiệu quả chuyền bóng cao nhất mà Nhật Bản đạt được là 84%, trước một Trung Quốc không có nhiều phản ứng.

Nhật Bản không giỏi trong tạt bóng. Thay vào đó, họ phối hợp tầm thấp từ cánh vào trung lộ để dứt điểm. Như vậy, đội tuyển Việt Nam cần phòng ngự khu vực thật tốt để tránh những khoảng trống.

Xét về giá trị cá nhân, Nhật Bản vượt trội Việt Nam. Thế nhưng, những cá nhân xuất sắc ấy chưa hình thành một tập thể thực sự mạnh và có tính ổn định.

Thiên Thanh

Đối thủ của tuyển Việt Nam: Minamino và cảm hứng Ronaldo

Đối thủ của tuyển Việt Nam: Minamino và cảm hứng Ronaldo

Takumi Minamino, nhân tố quan trọng của Nhật Bản trước cuộc đấu với đội tuyển Việt Nam, tìm đến bóng đá chuyên nghiệp từ niềm cảm hứng Ronaldo de Lima.

Sao Ngoại hạng Anh tươi rói, háo hức đấu tuyển Việt Nam

Sao Ngoại hạng Anh tươi rói, háo hức đấu tuyển Việt Nam

Takumi Minamino là ngôi sao nhận được sự quan tâm đặc biệt khi cùng tuyển Nhật Bản tập luyện ở Mỹ Đình.

Link xem trực tiếp Việt Nam vs Nhật Bản, 19h ngày 11/11

Link xem trực tiếp Việt Nam vs Nhật Bản, 19h ngày 11/11

Cập nhật link xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản, thuộc khuôn khổ lượt trận thứ 5, vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.