Tại hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TƯ với các địa phương chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết có 775 điểm cầu, nối mạng đến từng huyện.

Hội nghị nhằm rà soát lại các nội dung đã chuẩn bị để sẵn sàng ra quân tổng điều tra dân số và nhà ở từ 0h ngày 1/4 tới đây.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Chi 1.100 tỷ đồng

Mục đích của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở nhằm thu thập thông cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn quốc để phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Việc này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội...

Kết quả điều tra còn cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp của quốc gia về dân số trong giai đoạn hiện nay.

Phó Thủ tướng cho biết, 10 nội dung chính được điều tra thống kê gồm: thông tin chung về dân số; tình trạng di cư; trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; tình trạng khuyết tật; tình trạng hôn nhân; mức độ sinh chết và phát triển dân số; tình hình đăng ký khai sinh của trẻ em; tình hình lao động việc làm; thực trạng nhà ở; điều kiện sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư.

Quy mô điều tra tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh thành và 3 bộ có tính đặc thù quan trọng gồm Bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao. Phạm vi điều tra còn bao quát 712 quận, huyện và 11.165 xã, phường, thị trấn.

“Đặc điểm cuộc tổng điều tra lần này khác với 10 năm trước. Đây là lần đầu tiên cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở có quy mô lớn về sử dụng công nghệ thông tin, từ khâu thu thập phiếu điều tra, sử dụng các thiết bị đến quá trình tổng hợp dữ liệu, phân tích đánh giá số liệu, lưu trữ báo cáo sơ bộ và báo cáo tổng thể”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan phải có sự phân công, phối hợp tốt. Nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, độ tin cậy của số liệu thống kê nói chung.

“Trong giai đoạn tới, không chỉ TƯ mà cả các tỉnh thành phố đã chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, nếu không có số liệu tin cậy về nhà ở và dân số cả về số lượng và chất lượng thì việc hoạch định xây dựng văn kiện đại hội bị tác động nhiều”, Phó Thủ tướng lưu ý đây là việc quan trọng, yêu cầu chính xác, số liệu thông tin phải sát thực.

Phó Thủ tướng yêu cầu, chậm nhất 26/4, các cơ quan phải có báo cáo tổng thể để báo cáo Thủ tướng, Chính phủ kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở.

Về kinh phí thực hiện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, dù ngân sách eo hẹp nhưng Chỉnh phủ vẫn dành 1.100 tỷ đổng để tổng điều tra dân số và nhà ở. Vì vậy yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải thực hiện hiệu quả, an toàn, tránh sai sót.

{keywords}
 

TP.HCM tăng 2 triệu dân trong 10 năm 

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, hiện nay dân số TP.HCM ước tính hơn 9 triệu dân. Sau gần 10 năm dân số thành phố tăng khoảng 2 triệu dân.

Để chuẩn bị cho giai đoạn 2, TP đã và đang tập huấn nghiệp vụ và sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh (CAPI) để chuẩn bị cho Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0h ngày 1/4.

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cũng cho hay, tổng số địa bàn điều tra toàn TP là 17.820 địa bàn (trong đó: 16.093 địa bàn thường và 1.727 địa bàn đặc thù), với 2,2 triệu hộ và 7,9 triệu người.

Địa bàn điều tra bằng công nghệ phiếu điện tử (CAPI) đạt 100%; Hộ tự đăng ký cung cấp thông tin trên Internet là 13.228 hộ, chiếm 0,6% đứng thứ 2 toàn quốc, sau TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Hà Thị Minh Hạnh cũng cho biết, dân số của tỉnh hiện có trên 85,2 vạn người, trong đó có trên 87% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, Hà Giang vẫn khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hình thức tự khai (Webfrom) và còn lại là sử dụng phiếu tra điện tử (Capi) trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Dân số tăng 20%, cán bộ, công chức tăng 100%

Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Dân số tăng 20%, cán bộ, công chức tăng 100%

Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính so sánh sau 20 năm, đội ngũ cán bộ, công viên chức tăng 100%, trong khi dân số chỉ tăng 20%.

Thu Hằng