Trước thông tin từ Tổ chức quốc tế Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho rằng, chính sách quản chế tự do báo chí của chính phủ Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam".

Việt Nam luôn ủng hộ và đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam thời gian qua.

{keywords}
Ảnh: Phạm Hải

Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình; mạng di động phủ sóng 99,7% dân số, trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số; hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn 62 triệu người dân sử dụng mạng xã hội.

"Tôi nghĩ đây là con số khá ấn tượng", người phát ngôn bày tỏ.

Ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành.

Thành Nam 

Báo chí đi chệch hướng là đánh mất sứ mệnh của mình

Báo chí đi chệch hướng là đánh mất sứ mệnh của mình

Người làm báo nếu đi chệch hướng, chạy theo đồng tiền và những quyền lợi vị kỷ là đã tự đánh mất sứ mệnh vinh quang của mình.