Phát biểu tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ tư, khóa IX sáng 21/12, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam nêu hàng loạt đề nghị. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Nên công khai danh sách nhân sự trước đại hội

Ông Nguyễn Túc bày tỏ băn khoăn về việc MTTQ chưa đi sâu tham gia với Đảng về xây dựng, đào tạo, đội ngũ cán bộ. Vừa qua, 27 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương, nhiều người bị khai trừ Đảng, bị tù tội.

{keywords}
Ông Nguyễn Túc

“Ở những đơn vị xếp nhất, nhì cả nước về công tác mặt trận là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng thì cán bộ đương chức đều bị kỷ luật cả”, ông Nguyễn Túc nói.

Ông Nguyễn Túc dẫn chứng, TP.HCM có các ông Đinh La Thăng, Tất Thành Cang; Đà Nẵng có các ông Nguyễn Xuân Anh, Trần Văn Minh...; Hà Nội có các ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung”.

Ông đề nghị Trung ương phải có đóng góp ý kiến của MTTQ đối với công tác cán bộ  theo đúng tinh thần Quyết định 217/2018 về giám sát phản biện xã hội. MTTQ các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh.

“Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trước hết phải xây dựng cán bộ. Tôi đề nghị những ai vào Trung ương khóa này nên công khai danh sách trước Đại hội để dân biết và góp ý”, ông Túc nói. 

Thời gian qua, theo ông Nguyễn Túc, một số trường hợp nhân sự vừa công bố, bị nhân dân báo chí phát hiện có vấn đề phải đưa ra khỏi danh sách. 

Nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt cho rằng, trong năm 2020, nhân dân tin tưởng và có phấn chấn với Đại hội XIII hơn.

{keywords}
Nguyên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt

“Năm 2021, chúng ta phải suy nghĩ, sau Đại hội XIII, MTTQ sẽ hành động thế nào để củng cố lòng tin của dân tốt hơn. 

Ông Phạm Thế Duyệt cũng quan tâm đến bầu cử Quốc hội, HĐND trong năm tới. Theo ông, đây là việc có ý nghĩa rất lớn.

“Góp phần quan trọng nhất để có danh sách bầu cử là MTTQ. MTTQ hiệp thương thế nào để chọn cán bộ đúng, thực hiện Nghị quyết tốt. Chọn cán bộ đúng để ít tham nhũng, tiêu cực, đỡ phải chống. Đó là điều phải cố gắng làm cho được. Không nói tuyệt đối nhưng làm tốt bao nhiêu dân tin MTTQ bấy nhiêu”, ông Phạm Thế Duyệt gửi gắm.

Khắc phục những “khe hở” dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí

Báo cáo Tổng kết Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 - 2020, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết, MTTQ các cấp tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Ngoài ra, Mặt trận còn tham gia phản biện chính sách liên quan đến các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: Chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên; công tác cán bộ; thủ tục hành chính; tài chính công; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; các dự án BOT, BT…

{keywords}
Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh

Qua đó, MTTQ phát hiện, kiến nghị để hạn chế, khắc phục những “khe hở” dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

Ban Thường trực UB Trung ương MTTQ Việt Nam góp ý Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 163 ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; dự thảo Quy trình kiểm tra, giám sát công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng của Ban Chỉ đạo…

MTTQ cũng tổ chức kiểm tra việc giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại các.

Ngoài ra, MTTQ tổ chức thực hiện các chương trình giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật trong những lĩnh vực còn gây nhiều bức xúc như: giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao kiểm sát việc thi hành án dân sự và thi hành án hình sự…

MTTQ Việt Nam còn cử đại diện tham gia Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đóng góp tích cực vào hoạt động của Ban. 

Thu Hằng

Chống tham nhũng "không có vùng cấm", hết chuyện "hạ cánh an toàn"

Chống tham nhũng "không có vùng cấm", hết chuyện "hạ cánh an toàn"

Trong số cán bộ bị xử lý có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, tướng lĩnh quân đội, công an, kể cả đương chức và về hưu cho thấy PCTN không có vùng cấm, hết chuyện “hạ cánh an toàn".