Theo tìm hiểu của VietNamNet, nhà thờ dòng họ Lê Hữu được xây dựng từ những năm 1612, được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 4/2/2009.

Theo tài liệu đánh giá xếp hạng di tích, trước đây khu nhà thờ có cấu trúc gồm nhà thờ họ và điện thờ hai bà tổ của họ Lê, cả nhà thờ và điện thờ được gọi chung là từ đường họ Lê Hữu.

Từ đường xưa được cấu trúc theo kiểu chữ (J) gồm có tiền đường và hậu cung. Tiền đường 3 gian có chiều dài 9,1 X 4,4 được cấu trúc thành 3 gian, 2 chái, 4 vì kèo gỗ được bào trơn đóng bén. Hậu cung 1 gian xây dựng theo kiểu cuốn vòm…

{keywords}
Cổng chùa

Qua nguồn tư liệu được biết, những người được thờ tự tại nhà thờ Lê Hữu gồm: Hoàng Quang đại vương Lê Cư; Minh Mẫn đại vương Lê Lân; Tư Mã tham chính Nghệ An Lê Đạt; Tổ cành thứ nhất Lê Chí; Thờ vọng Tổ cành nhì Lê Mai, cành ba Lê Vũ.

{keywords}
Từ nhà gỗ 3 gian nay trở thành ngôi chùa bằng bê tông cốt thép 3 tầng

Với lý do các hạng mục công trình của di tích đã xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, ngày 30/5/2017, ông Lê Hữu Lâm, Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Lê Hữu có đơn gửi UBND phường Quảng Thắng xin được cải tạo, sửa chữa.

Tuy nhiên, thay vì sửa chữa giữ nguyên hiện trạng của di tích thì nhà thờ lại bị san phẳng khu tiền đường và xây mới hoàn toàn theo hình thức xây chùa khi chưa được các cấp thẩm quyền cho phép.

Trước sự việc trên, Đội kiểm tra quy tắc đô thị phường Quảng Thắng đã lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời UBND phường ra quyết định đình chỉ thi công đối với công trình trên với lý do không có giấy phép xây dựng và chưa được các cấp thẩm quyền phê duyệt.

{keywords}
Bên trong gian thờ

Bất chấp các quyết định của chính quyền địa phương, đại diện dòng họ Lê Hữu vẫn lợi dụng vào việc tín ngưỡng để xây dựng trái phép một ngôi nhà thờ 3 tầng khang trang.

Trên “Lê Từ Đường”, dưới “Tam Thế Phật”

Đến ngày 25/10/2017, người dân và chính quyền địa phương té ngửa khi đại diện dòng họ này thông báo tổ chức khánh thành và gắn biển “Chùa Cao Thiên Tiên Hoàng đế triều Lê”.

UBND TP Thanh Hóa đã yêu cầu chính quyền phường Quảng Thắng cùng đại diện dòng họ Lê Hữu phải tháo dỡ biển hiệu, nghiêm cấm đưa các hiện vật mới vào di tích, đồng thời không được tổ chức tế lễ khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép.

{keywords}
Di tích lịch sử nhà thờ họ Lê Hữu hơn 400 năm đã được biến tướng thành chùa

“Nhà thờ họ Lê Hữu là di tích có ý nghĩa lịch sử. Thay vì giữ nguyên hiện trạng như quyết định đã được UBND tỉnh xếp hạng thì đại diện dòng họ này lại biến tướng thành chùa. Chúng tôi là người dân thấy việc biến tướng di tích như vậy không thể chấp nhận được. Đề nghị các cấp chính quyền xem xét thu hồi lại quyết định xếp hạng di tích trên”, một người dân ở đây cho biết.

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Tới, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Thắng thừa nhận, có việc biến tướng di tích lịch sử dòng họ Lê Hữu thành chùa như phản ánh.

{keywords}
Bảng nhà thờ họ Lê Hữu được thể hiện đại tu năm 2017

Theo ông Tới, về mặt xây dựng là đã sai so với quyết định xếp hạng di tích lịch sử. Bên trong thờ tự thế nào chưa nói đến, nhưng nhìn bên ngoài đã thấy không chuẩn mực, bởi biển “Lê Từ Đường” lại được treo ngay trên đầu 3 bức tượng “Tam Thế Phật”.

“Năm 2017 dòng họ Lê Hữu có người ở Hải Phòng về đầu tư, sửa chữa và treo biển thành tên chùa. Sau khi phát hiện, chính quyền địa phương đã yêu cầu tháo dỡ. Hiện UBND phường cũng đang rà soát lại tất cả hồ sơ liên quan tới các di tích để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Việc rút lại quyết định xếp hạng hay không là do cấp tỉnh”, ông Tới cho biết.

Lê Dương

Thanh Hóa cho xây dựng chùa chưa được cấp phép

Thanh Hóa cho xây dựng chùa chưa được cấp phép

Chưa có một quyết định nào của cơ quan chức năng, nhưng lãnh đạo UBND xã Nga An, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vẫn cho xây dựng một ngôi chùa trái phép.