Quyết định do Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Kim Yến ký nêu rõ việc đánh giá cấp độ dịch căn cứ 4 tiêu chí.

Cụ thể, tiêu chí 1 áp dụng ở địa bàn có số ca mắc mới tại cộng đồng /100.000 người/ tuần. Tiêu chí 2 áp dụng với các địa bàn có tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng chống Covid-19. Tiêu chí 3, đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh các tuyến. Tiêu chí này áp dụng ở cấp TP, không phân biệt cấp độ địch gồm: TP có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường bệnh hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4. Các quận, huyện có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy cho các trạm y tế xã, phường để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

Tiêu chí 4 áp dụng những địa bàn có tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19.

{keywords}
Đà Nẵng bắt đầu cho học sinh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 được đến trường trở lại. Ảnh: Hồ Giáp

Theo đó, tần suất đánh giá được áp dụng hằng ngày để kịp thời áp dụng các biện pháp y tế phòng chống dịch theo từng cấp độ.

Phó Chủ tịch UBND TP lưu ý, với các quận, huyện có các xã, phường có cấp độ dịch khác nhau thì áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tương ứng một cách độc lập, không phụ thuộc vào cấp độ dịch của các xã, phường còn lại. Trong trường hợp đặc biệt hoặc cần thiết liên quan đến hoạt động và các biện pháp hành chính (hoạt động của các trường hợp tiêm đủ liều, chưa tiêm đủ liều vắc xin...), UBND quận, huyện, xã, phường căn cứ tình hình thực tế chủ động quyết định, cho phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp an toàn, linh hoạt phòng chống dịch.

Trường hợp có xã, phường, quận, huyện hoặc TP có cấp độ dịch vượt quá cấp độ 3 thì UBND TP quyết định các biện pháp phòng chống phù hợp, có thể cao hơn, mạnh hơn các quy định tại quyết định này, dừng hoặc hạn chế một số hoạt động, tăng cường xét nghiệm tầm soát diện rộng.

Về thẩm quyền công bố và chuyển đổi cấp độ dịch, bà Yến cho biết, UBND TP công bố chuyển đổi cấp độ dịch toàn TP và toàn quận, huyện trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế. UBND quận, huyện công bố cấp độ dịch của cấp xã, phường và dưới cấp xã phường trên cơ sở thống nhất của Sở Y tế.

Theo bà Yến, trong trường hợp thay đổi cấp độ dịch phải hoàn thành việc áp dụng các biện pháp hành chính theo cấp độ dịch cập nhật trong vòng 48h kể từ khi công bố cấp độ dịch. Trường hợp cấp bách, UBND TP, UBND quận, huyện quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp tăng cấp độ dịch: Đánh giá cấp độ dịch hằng ngày, sử dụng số liệu trong vòng 7 ngày tính từ ngày đánh giá để quyết định tăng cấp độ dịch và phải giữ cấp độ dịch vừa tăng tối thiểu 7 ngày mới xem xét giảm cấp độ dịch, trường hợp đặc biệt do UBND TP quyết định.

{keywords}
Ngày 29/11, TP Đà Nẵng sẽ công bố cấp độ dịch các địa bàn lần đầu để có biện pháp phòng dịch thích ứng

Trường hợp giảm cấp độ dịch sẽ đánh giá cấp độ dịch hằng ngày, sử dụng số liệu trong vòng 14 ngày tính từ ngày đánh giá để quyết định giảm cấp độ dịch.

Quy trình tổ chức đánh giá và công bố cấp độ dịch thực hiện theo 4 bước chi tiết. Trong đó, Sở TT-TT, Cổng thông tin điện tử TP cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) TP và các biện pháp áp dụng tương ứng vào thứ Hai hằng tuần và khi có thay đổi cấp độ dịch cụ thể.

"Việc công bố cấp độ dịch các địa bàn lần đầu theo các tiêu chí tại quy định này sẽ được cập nhật, công bố ngày 29/11 tới" - bà Yến cho biết.

Chiều 25/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cho biết, trong ngày Đà Nẵng ghi nhận 66 ca mắc Covid-19, gồm 9 ca cách ly tập trung, 22 ca cách ly tại nhà, 5 ca trong khu phong tỏa và 30 ca cộng đồng.

Từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 726 ca mắc Covid-19, trong đó 86 ca về từ ngoại tỉnh.

Toàn thành phố đang thiết lập 133 khu vực phong tỏa với 1.056 hộ (4.433 nhân khẩu); duy trì 16 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 860 người.

Đến nay, TP đã tiêm 1.556.310 mũi, trong đó có 939.212 người tiêm mũi 1 và 617.098 người tiêm mũi 2. 

 

Ca F0 cộng đồng tăng mạnh, người dân Quảng Nam không còn hốt hoảng

Ca F0 cộng đồng tăng mạnh, người dân Quảng Nam không còn hốt hoảng

Chỉ trong 3 ngày gần đây (từ 21-23/11), tỉnh Quảng Nam phát hiện 493 ca mắc mới, trong đó 186 ca cộng đồng. Nhiều ca bệnh có lịch trình di chuyển phức tạp, chưa điều tra được nguồn lây.

Nguyễn Hiền