Chủ tịch UBND TP Hải Dương Nguyễn Dương Thái chiều nay (22/2) thông tin với PV VietNamNet, ông đã ký văn bản lần thứ 3 gửi UBND TP Hải Phòng, đề xuất tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông, đặc biệt là tiếp cận cảng để xuất khẩu.

Công văn nêu rõ, hiện nay rau màu vụ đông của Hải Dương đang vào mùa thu hoạch rộ với sản lượng còn lại khoảng 90.000 tấn hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá.

Trong số đó, cà rốt còn 30.700 tấn đã đến kỳ thu hoạch và 10.000 tấn đang được bảo quản trong kho mát (tương đương gần 1.500 container loại 40 feet); 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch và 3.000 tấn đang bảo quản trong kho mát; 1.000 tấn lợn sữa và rau chế biến bảo quản trong kho. Số hàng này không phải phục vụ nhu cầu nội tỉnh.

{keywords}
Hải Dương họp Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục kiến nghị các tỉnh cho hàng hoa lưu thông

Theo kế hoạch, 80% lượng nông sản sẽ xuất khẩu qua cảng Hải Phòng từ nay đến cuối tháng 2, đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, Thái Lan... theo hợp đồng mà các doanh nghiệp đã ký kết với các đối tác nước ngoài và đặt lịch tàu biển.

Để đạt được khối lượng nông sản xuất khẩu của Hải Dương như trên, chủ tịch tỉnh này cho hay, trong nhiều năm qua chính quyền tỉnh và các bộ, ngành trung ương đã rất nỗ lực trong đàm phán, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, tạo uy tín nông sản Việt Nam vào được các thị trường khó tính.

Cụ thể như vải, nhãn xuất khẩu sang Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Úc; cà rốt xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông; bắp cải xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc; hành, tỏi xuất sang Malaysia... 

{keywords}
Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương xuống vùng nguyên liệu động viên nông dân để chờ tỉnh tháo gỡ

Theo chủ tịch tỉnh Hải Dương, việc không thực hiện và giao hàng không đúng hợp đồng xuất khẩu đã ký kết không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nông dân và doanh nghiệp mà còn làm mất uy tín với hàng nông sản của Việt Nam.

{keywords}
Hàng nông sản xuất khẩu nằm chờ không thể chuyển đi

Do đó, lãnh đạo tỉnh này "một lần nữa đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện để nông sản của Hải Dương lưu thông vào Hải Phòng, kịp thời xuất khẩu".

Sở Công thương TP Hải Dương cũng cho hay, đến nay việc tháo gỡ cho các xe xuất khẩu mới dừng lại ở một vài chuyến. Hàng ngàn tấn cà rốt và các hàng hóa nông sản xuất khẩu khác vẫn đang nằm chờ, có nguy cơ hư hỏng.

{keywords}
Hải Dương gửi tiếp văn bản lần 3, kiến nghị Hải Phòng cho hàng hoá về cảng

Lý do là Hải Phòng vẫn yêu cầu lái xe phải có chứng nhận xét nghiệm Covid-19 RT-PCR do CDC Hải Dương xét nghiệm và chứng nhận, dẫn tới nhu cầu xét nghiệm tăng cao, mà kết quả xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong 3 ngày.

Theo ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương: "Nhu cầu xét nghiệm đông, kết quả đặt ra phấn đấu trong 24 giờ, nhưng thực tế kéo dài mà Hải Phòng chỉ sử dụng kết quả này trong 3 ngày, làm tăng chi phí xe chạy nhiều lần.

Riêng chi phí xét nghiệm là từ 800.000 - 1,2 triệu đồng thì doanh nghiệp bị thiệt hại về cước vận chuyển, tăng gấp đôi nhưng cũng không có người lái”.

{keywords}
Hải Dương gửi tiếp văn bản lần 3, kiến nghị Hải Phòng cho hàng hoá về cảng

Tại cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy sáng nay, Bí thư Phạm Xuân Thăng tiếp tục yêu cầu các ngành chức năng hỗ trợ pháp lý, thủ tục cho các doanh nghiệp hàng hoá được lưu thông đảm bảo mục tiêu kép.

Tỉnh sẽ tiếp tục làm văn bản kiến nghị các địa phương, bộ ngành liên quan để hàng hoá Hải Dương được xuất đi đúng thời hạn.

Cấp thẻ ra đồng cho nông dân vùng dịch ở Hải Dương

Cấp thẻ ra đồng cho nông dân vùng dịch ở Hải Dương

Nông dân ở huyện Cẩm Giàng được cấp thẻ ra đồng sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản cho biết tối nay (21/2).

Nguyễn Thu Hằng