Chỉ nửa buổi sáng ngày ông Công ông Táo, đã có một bãi phế thải đồ thờ khổng lồ ngay dưới chân cầu Long Biên. Có đủ các loại bát hương, bàn thờ, tượng thần tài, chén, bát...bị vứt bỏ.
XEM CLIP:
Theo truyền thống ngày 23 tháp Chạp (25/1) là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời.
Người xưa quan niệm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.
Đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo, trong mâm cúng của người Việt không thể thiếu cá chép.
Sau khi làm mâm cơm cúng để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời, người dân hóa vàng mã và mang cá chép ra sông, hồ thả.
Một người dân Hà Nội đốt vàng mã trước cửa hàng đóng cửa vì dịch Covid-19 |
Trên phố Hàng Bông sáng 25/1 |
Vừa bán hàng, vừa đốt vàng mã trên phố Chả Cá |
Phố cổ chật lại đông người, nhiều gia đình mang vàng mã xuống lòng đường hoá bất chấp nguy hiểm |
Phố phường Hà Nội "rực đỏ" ngày tiễn ông Công ông Táo về trời
Nhân viên một cơ quan trên phố Quốc Tử Giám hoá vàng mã ngoài vỉa hè |
Theo phong tục hoá vàng mã tiễn ông Công ông Táo về trời phải diễn ra trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp
Hình ảnh trên phố Ô chợ Dừa |
Đa phần người dân đều có ý thức phòng tránh cháy nổ trong lúc hóa vàng, tuy nhiên, có chỗ khói và bụi từ tiền vàng đang đốt bay tứ tung làm mù mịt cả góc phố. |
Sau khi hoá vàng, người dân mang cá đi thả phóng sinh. Từ sáng sớm hôm nay, nhiều người dân Hà Nội lên cầu Long Biên để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Phần lớn người dân đã có ý thức không thả túi nilon khi thả cá chép.
Nhóm các bạn trẻ tình nguyện trên cầu Long Biên |
Cá chép được cho vào xô đưa xuống sông |
20 bạn trẻ có mặt trên cầu từ rất sớm để vận động người dân không vứt túi nilon và tro hóa vàng xuống sông.
Bạn Trần Thanh Phúc, SV Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, nhóm đã làm công việc này trên cầu Long Biên được 9 năm. Ban đầu nhiều người dân tỏ ra không tin tưởng và cố tình vứt nilon xuống sông nhưng sau một vài năm người dân đã có ý thức hơn.
Chị Lê Dung (quận Long Biên) cho biết, trong sáng nay gia đình đã dậy từ sớm để làm cơm tiễn ông Công ông Táo về trời.
"Nhiều năm trước, mình hay đứng trên cầu thả cá xuống sông, cũng rất lo không biết rơi ở độ cao lớn như vậy cá có sống nổi không. Mấy năm nay có các bạn tình nguyện cho cá vào xô thả xuống mình rất yên tâm", chị Dung chia sẻ.
Hình ảnh bất ngờ
Mặc dù, tình trạng ném nilon, tro hóa vàng xuống sông đã giảm nhưng tình trạng người dân thả bát hương, bàn thờ, tượng... vẫn còn nhiều.
Chỉ nửa buổi sáng ngày ông Công ông Táo, đã có một bãi phế thải đồ thờ khổng lồ ngay dưới chân cầu Long Biên.
Có đủ các loại bát hương, bàn thờ, tượng thần tài, chén, bát, thậm chí là đồ ăn chưa sử dụng cũng bị vứt bỏ.
Bãi đồ thờ cúng khổng lồ dưới chân cầu Long Biên |
Những hộp bánh sử dụng cũng bị vứt bỏ |
Cá chép mắc cạn không thể bơi
Không chỉ ở chân cầu Long Biên, tình trạng này xảy ra tại nhiều ao, hồ trên địa bàn TP Hà Nội.
Tại Hồ Tây, dù đã có lực lượng Đoàn viên thanh niên túc trực nhắc nhở người dân nhưng vẫn có những người thả tro, chân hương xuống hồ.
Các biển nhắc nhở được đặt quanh hồ |
Vẫn có người thẳng tay đổ tro xuống hồ |
Hồ Hoàng Cầu, tình trạng này còn trầm trọng hơn. Ngay ven hồ, người dân vứt chân hương, tro hóa vàng thành đồng lớn. Cá chép được phóng sinh xuống hồ bị mắc cạn, chết ngay tại búi chân hương.
Bát hương, chân hương bị vứt ở hồ Hoàng Cầu |
Cá chép tiễn ông Công ông Táo bị mắc bởi chân hương |
Một người đàn ông phải vớt nắm chân hương để giải cứu chú cá |
Tro hóa vàng bám đầy thân cá |
Đình Hiếu - Phạm Hải
Người Hà Nội trèo tường, vượt rào... ném cá chép đỏ phóng sinh ngày tết ông Táo
Tết ông Công ông Táo, người dân Hà Nội háo hức đi thả cá chép đỏ - "phương tiện đi lại" để Táo quân lên chầu Ngọc Hoàng. Nhiều người mạo hiểm trèo tường, vượt rào... ném cá chép phóng sinh.