Theo đó, sáng nay Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã chính thức khởi động dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - một điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất tại Việt Nam.

{keywords}
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cùng các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ làm lễ khởi công dự án

Theo Bộ Quốc phòng, dự án này sẽ xử lý ô nhiễm ở những khu vực có nguy cơ cao tại sân bay Biên Hòa trong khoảng thời gian dự kiến là 10 năm. Chi phí dự kiến khoảng 390 triệu USD, từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Mỹ (183 triệu USD) và vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường.

Sân bay Biên Hòa là khu vực bị nhiễm chất độc dioxin lớn nhất tại Việt Nam sau chiến tranh. Theo đánh giá, khối lượng đất và trầm tích nhiễm dioxin khoảng 500 ngàn mét khối.

{keywords}
Một nhà máy xử lý dioxin của Nhật Bản tại sân bay Biên Hòa

Trước đó, phía Hoa Kỳ cũng đã hoàn thành dự án xử lý chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng trong thời gian 6 năm với kinh phí 110 triệu USD.

'Xử lý sạch dioxin ở sân bay Biên Hòa là việc làm nhân đạo'

'Xử lý sạch dioxin ở sân bay Biên Hòa là việc làm nhân đạo'

Đó là khẳng định của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng trong chuyến thăm và kiểm tra dự án xử lý chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) vào sáng nay.

Minh Tâm