Cầu kính trên thuộc Khu du lịch cầu kính Rồng Mây trên đèo Ô Quý Hồ. Một nam du khách đã quay lại đoạn clip trải nghiệm cầu kính và các góc xuất hiện vết nứt, khiến anh lo lắng và nhanh chóng rời đi. 

Trả lời VietNamNet chiều 12/2, ông Nguyễn Văn Huân, Tổng giám đốc Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây cho biết đã nhận được thông tin trên. Theo ông Huân, tấm kính trên do đơn vị cố tình tạo hiệu ứng vết nứt để tăng cảm giác mạnh. 

"Trước khi đưa vào sử dụng, chúng tôi đã có nhiều thử nghiệm về độ an toàn và được Sở Xây dựng ra văn bản chấp thuận", ông Huân nói. 

{keywords}
Vết nứt cầu kính xuất hiện trong đoạn clip do du khách quay lại (ảnh trái) và toàn cảnh cầu kính Rồng Mây

Được biết, loại kính được sử dụng trên cầu bao gồm 3 lớp kính 1,2 cm và ép bởi 4 lớp film chống đạn. Tổng chiều dày tấm kính là 4,2 cm. Tấm kính nứt là duy nhất, đã được tác động lực có chủ đích gây nứt toàn bộ bề mặt và vụn ở đầu góc. 

Trả lời VietNamNet, ông Trần Mạnh Hùng, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Lai Châu cho biết:  "Chiều nay, đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng và Sở Văn hóa đã có mặt kiểm tra thực địa. Phía doanh nghiệp đã có phản hồi, tuy nhiên chúng tôi cần kiểm tra dưới góc độ chuyên môn".

Cầu kính Rồng Mây nằm ở độ cao 2.200 m so với mực nước biển, thuộc Khu du lịch cầu kính Rồng Mây ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách thị xã Sa Pa (Lào Cai) khoảng 17 km, cách trung tâm huyện Tam Đường khoảng 30 km.

Cầu kính này đi vào hoạt động từ cuối năm 2019, gồm hạng mục thang máy lồng kính trong suốt cao 300 m, toàn bộ cầu dài hơn 500 m, một đoạn vươn ra khỏi vách núi 60 m. 

Đoàn Bổng

Thực hư việc Lai Châu xây biệt thự trên đất rừng phòng hộ Hoàng Liên Sơn

Thực hư việc Lai Châu xây biệt thự trên đất rừng phòng hộ Hoàng Liên Sơn

Dự án du lịch Thác Trắng đèo Hoàng Liên Sơn được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt và khởi công xây dựng trên hơn 6ha đất rừng phòng hộ.