Theo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN-MT), Quảng Nam là một trong các địa phương đã được điều tra về hiện trạng trượt lở đất đá từ năm 2019.

Các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn được đánh giá có nguy cơ rất cao về trượt lở đất đá, kế đến là các huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang có nguy cơ cao.

Tại thôn 1 (xã Trà Leng), địa hình khu vực có độ cao tuyệt đối 300 – 900m, chủ yếu thuộc dạng núi trung bình đến cao. Địa hình chủ yếu có nguồn gốc bóc mòn - xâm thực, độ dốc sườn tự nhiên 25 – 35 độ. Thảm phủ thực vật là rừng trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là cây keo) với mật độ che phủ 80 – 85%. Mạng lưới khe suối trong khu vực đa phần là các khe suối ngắn, dốc, các thung lũng suối hẹp và dốc ở thượng nguồn có dạng hình chữ “V”, đều đổ vào sông Trà Leng.

{keywords}
Sạt lở đất đá cuốn trôi một ngôi làng ở Trà Leng (tỉnh Quảng Nam)

Khu vực sạt lở thôn 1 có sự phân bố đứt gãy chạy dài khoảng 20km, làm cho đá của khu vực bị cà nát, dập vỡ rất mạnh. Đá bị dập vỡ khiến kết cấu đá yếu, đồng thời tạo điều kiện để quá trình phong hóa phát triển sâu, tạo vỏ phong hóa dày.

Vụ trượt lở xảy ra vào ngày 28/10 vừa qua nằm trong phạm vi đới dập vỡ mạnh, các đá trong diện trượt lở là nhóm đá biến chất giàu alumosilicat.

Vụ trượt lở tại thôn 1, xã Trà Vân xảy ra tại địa hình có độ cao 600 – 900m, độ dốc tự nhiên 20 - 30 độ, thảm thực vật là rừng trồng lâm nghiệp, độ che phủ 65 – 70%, mạng lưới khe suối ngắn và dốc.

Trong diện tích khu vực trượt lở tại thôn 1 có sự phân bố của đứt gãy chạy theo phương Đông Bắc – Tây Nam, gần nút giao với đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam. Các khe nứt này làm cho đá của khu vực bị cà nát, dập vỡ rất mạnh. Đá bị dập vỡ làm cho kết cấu của đá yếu, khiến quá trình phong hóa phát triển sâu, lớp vỏ phong hóa dày.

Khu vực sạt lở tại thôn 6 xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn), địa hình cao tuyệt đối 800 – 1.300m, thuộc dạng núi cao. Địa hình khu vực này có nguồn gốc bóc mòn – xâm thực, độ dốc tự nhiên 20 – 35 độ, các khe suối ngắn và dốc hình chữ “V”, đều đổ nước vào nguồn chính Đăk Mên.

Diện tích khu vực trượt lở tại thôn 3 có sự phân bố của đứt gãy chạy theo phương Tây Bắc – Đông Nam và gần nút giao với đứt gãy phương vĩ tuyến.

Các điểm trượt lở đất đá nói trên đều có nhiều tương đồng về cấu trúc địa chất, đá nằm trong khu vực sạt lở bị cà nát, dập vỡ rất mạnh.

Kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 723 vị trí có biểu hiện trượt lở đất đá; 1.286 vị trí đã xảy ra trượt lở được xác định từ khảo sát thực địa.

Trong số 1.286 vị trí trượt lở đã xác định có 353 vị trí có quy mô nhỏ, 531 vị trí có quy mô trung bình, 389 vị trí có quy mô lớn, 12 vị trí quy mô rất lớn và 1 vị trí có quy mô đặc biệt lớn.

Cán bộ, chiến sĩ chia 2 mũi tìm kiếm 14 người mất tích vụ sạt lở Trà Leng

Cán bộ, chiến sĩ chia 2 mũi tìm kiếm 14 người mất tích vụ sạt lở Trà Leng

Không tìm thấy 14 nạn nhân mất tích trong đống đất đá ngổn ngang tại hiện trường vụ sạt ở Trà Leng. Lực lượng tìm kiếm chuyển sang rà soát sông Leng và lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Kiên Trung