-Sau khi Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam được thành lập vào ngày 8/11, dư luận dành sự quan đặc biệt đến Hiệp hội bởi tên gọi nghe khá lạ, bên cạnh đó chủ đề nhà vệ sinh lâu nay luôn được xem là "nhạy cảm". 

Thành lập hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam

Bộ trưởng Y tế: 'Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc đó bẩn'

PV VietNamNet trao đổi với ‘cha đẻ” của Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam - ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội.

Thưa ông, ý tưởng nào về việc thành lập "Hiệp hội Nhà vệ sinh", chuyện được cho là rất tế nhị này?   

Nhiều người nói tôi làm những việc không giống ai, khùng dở suốt ngày đi nói về nhà vệ sinh. Nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó, tôi nhớ có một lần con tôi đi học về kể với tôi rằng đến trường con không dám đi vệ sinh vì bẩn. 

{keywords}
Ông Lê Văn Hiệp giới thiệu nhà vệ sinh thông minh đầu tiên thí điểm được lắp đặt tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương vào cuối năm 2017

Chỉ một câu nói của con như vậy nhưng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về thực trạng các nhà vệ sinh công cộng. Hiện trong các cơ quan, tổ chức hiện nay, đa phần nhà vệ sinh đều không được chú trọng vì xưa nay chúng ta xem nó chỉ là công trình phụ nên bỏ bê, không vệ sinh sạch sẽ gây nên mùi hôi thối, dơ bẩn rất mất vệ sinh.

Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân vì mầm bệnh xuất phát từ nhà vệ sinh.

Ngoài ra, tôi có điều kiện đi nhiều nơi, thấy ở các nước phát triển họ rất coi trọng nhà vệ sinh, ngang như phòng khách chứ không phải xem là công trình phụ như ở mình. Vì coi trọng nên nhà vệ sinh của họ sạch và hạn chế được nhiều nguy cơ lây bệnh.

Từ đó về sau tôi luôn trăn trở và có ý định sẽ làm một cách mạng về nhà vệ sinh, cuộc cách mạng ở đây là làm mới, làm sạch, đạt các tiêu chuẩn đáp ứng tốt nhất nhưng phải miễn phí cho người dân, vì vậy đến năm 2014 tôi đã bắt tay thực hiện "Dự án nhà vệ sinh thông minh".

Để thực hiện dự án, tôi phải đi ra nước ngoài để tham quan, tìm hiểu về cách làm nhà vệ sinh của họ vì mình chưa hề có kiến thức về nhà vệ sinh thông minh. May mắn là những nơi tôi đến họ đều nhiệt tình trao đổi, hướng dẫn về cách làm nên về Việt Nam có phần thuận tiện hơn rất nhiều.

Với cái tên khá dị "Hiệp hội nhà vệ sinh", ông đi xin giấy phép hết bao lâu?

Ngay từ lúc mới làm hồ sơ xin thành lập hội, nhiều người cũng khuyên tôi nên thay cái tên nhưng tôi nghĩ phải dùng chính xác từ “Nhà vệ sinh” để tác động trực tiếp đến mọi người.

Tôi còn nhớ thời điểm đầu, tôi bị người ta chê cười rồi nhìn bằng ánh mắt dè bỉu, thiếu tôn trọng mỗi khi nhắc đến nhà vệ sinh, bên cạnh đó là vấn đề về chủ trương, chính sách thực hiện.

Tôi cầm văn bản của các cơ quan chức năng cho phép vào các cơ quan đơn vị để khảo sát, nghiên cứu về nhà vệ sinh nhưng hầu hết họ đều từ chối với lí do là chuyện riêng của cơ quan. Tôi biết thực trạng hiện nay người ta thường “xấu che tốt khoe” nên đành ra về, suốt nhiều ngày tôi mất ăn mất ngủ khi suy nghĩ về nhà vệ sinh. 

{keywords} 
Bên trong nhà vệ sinh thông minh do Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam thực hiện

Sau đó tôi phải đóng giả làm phụ huynh vào các trường học, đóng giả người giao hàng vào các cơ quan để khảo sát, đánh giá thực tế. Đúng như trên tôi đã nói, thấy chất lượng nhà vệ sinh chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, thường được bố trí ở khu vực góc khuất, diện tích nhỏ hẹp, cơ sở vật chất bên trong cũ kĩ và mất vệ sinh.

Thời gian sau đó, tôi vận động anh em bạn bè để lập ban vận động thành lập Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam để tổ chức vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu và ý thức tốt hơn về nhà vệ sinh. Ban vận động đã tổ chức các chương trình “Chạy khẩn cấp vì nhà vệ sinh Việt Nam” nhằm tuyên truyền rộng rãi đến tất cả mọi người.

Sau nhiều năm làm thủ tục để xin cấp phép, đến ngày 8/11 vừa qua Bộ Nội vụ cũng đã trao quyết định thành lập Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam để thực hiện dự án mà chúng tôi ấp ủ nhiều năm nay.

Mục tiêu của Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam trong những năm tới là gì, thưa ông?

Hiệp hội trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiệm vụ từng bước tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho mọi tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Tiếp đến, mục tiêu của hiệp hội nhằm giúp người dân tiếp cận được với những nhà vệ sinh hiện đại, từ đó thay đổi ý thức để không phóng uế, không xả chất thải ra môi trường bừa bãi… theo quy ước của Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới.

Trước mắt, Hiệp hội sẽ thực hiện thí điểm 300 nhà vệ sinh thông minh tại 3 huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương với kinh phí khoảng 450 tỉ đồng, sau đó sẽ mở rộng xây dựng các nhà vệ sinh thông minh tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Các nhà vệ sinh thông minh sẽ được đặt tại các nơi công cộng tại vị trí trung tâm, nơi có nhiều người sinh hoạt, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn hiện đại như hệ thống cảm ứng, vận hành hoàn toàn tự động và sử dụng năng lượng mặt trời, phù hợp với tất cả đối tượng sử dụng, kể cả người khuyết tật. Đặc biệt người dân sẽ được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng.

Xem Tây, ngẫm ta: Nhà vệ sinh unisex bên Tây

Xem Tây, ngẫm ta: Nhà vệ sinh unisex bên Tây

Ai đó có khi bảo "hâm à mà nói về nhà vệ sinh". Thôi thì hâm một tý theo kiểu ta để nghe câu chuyện có ý theo kiểu Tây vậy.

Quý ông dàn hàng ngang xả van thẳng hồ

Quý ông dàn hàng ngang xả van thẳng hồ

Nhiều quý ông Thủ đô thản nhiên tiểu tiện bừa bãi, khiến nhiều hồ nước nồng nặc mùi, dù nhà vệ sinh công cộng cách chỉ ít bước chân.

Vì sao người dân "xả van" thẳng xuống kênh đẹp nhất Sài Gòn?

Vì sao người dân "xả van" thẳng xuống kênh đẹp nhất Sài Gòn?

Việc không có nhà vệ sinh dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè nên người dân thường xuyên "xả van" thắng xuống kênh gây phản cảm, mất vệ sinh.

Minh Tâm