Năm 2017 Sở VH-TT-DL và BQL công viên đã có văn bản kiến nghị lên UBND tỉnh về việc xử lý sai phạm, tuy nhiên, công trình này vẫn tồn tại.

Khoảng giữa năm 2018, Sở Văn hóa và Công viên địa chất lại tiếp tục có văn bản báo cáo, kiến nghị lần 2.

{keywords}
Công trình 7 tầng án ngữ trên đỉnh Mã Pì Lèng 

“Dưới góc độ cơ quan quản lý theo lĩnh vực, chúng tôi kiến nghị lãnh đạo tỉnh yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ công trình, trả lại hiện trạng, cảnh quan ban đầu. Việc để công trình này tồn tại là xâm hại di sản, xâm hại cảnh quan và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên”, ông Mạnh nói.

Ông cũng cho biết, vị trí công trình này tọa lạc ở độ cao khoảng từ 1.200-1.300 mét so với mực nước biển. Đây là vị trí đẹp nhất, view toàn cảnh từ đỉnh Mã Pì Lèng, hẻm Tu Sản xuống dòng sông Nho Quế. 

{keywords}
Lối đi bằng đá và bê tông trong công trình sai phạm 

“Các chuyên gia quốc tế đã đưa ý kiến, ở vị trí đẹp như thế này chỉ nên làm những công trình theo kiểu trạm dừng chân, vọng cảnh… Có thể làm những điểm bằng phẳng, lát đá hoặc dựng chòi lấy độ cao để quan sát, vật liệu thân thiện với tự nhiên, môi trường.

Sở và BQL công viên không có thẩm quyền xử lý, mà chỉ kiến nghị phương thức xử lý. Ở đây, trách nhiệm thuộc về UBND huyện Mèo Vạc. Tỉnh cũng đã nhiều lần có văn bản yêu cầu huyện xử lý mà không hiểu tại sao đến thời điểm này vẫn chưa có động thái”, ông Mạnh thông tin thêm.

Cũng theo ông Mạnh, từ thời điểm cao nguyên đá được công nhận là công viên địa chất đến nay, đây là lần đầu tiên xuất hiện một công trình xâm hại nghiêm trọng di sản đã được xếp hạng.

Những sai phạm này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến việc cảnh quan có được tiếp tục công nhận là di sản trong thời gian tiếp theo hay không, vì sau một thời gian, các tổ chức quốc tế sẽ đi kiểm tra, xét lại rồi mới công nhận tiếp.

Ai là chủ nhân “Mã Pì Lèng Panorama”?

Cơn sóng tẩy chay “Mã Pì Lèng Panorama” đang lan nhanh trên mạng xã hội. Nhiều tài khoản facebook kêu gọi những ai yêu Hà Giang hãy “nói không” với chủ công trình phá hoại cảnh quan, là một “cái gai” mọc chênh vênh đỉnh Mã Pì Lèng - một trong tứ đại hùng quan của vùng cực Bắc.  

{keywords}
Công trình sai phạm đứng ở vị trí đẹp nhất trong tổng thể cao nguyên đá Đồng Văn

Mã Pì Lèng Panorama là công trình 7 tầng xây dựng kiên cố bằng bê tông, cốt thép có chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê. 

Chủ đầu tư công trình là bà Vũ Thị Ánh (SN 1962), sống tại TP Hà Giang. Công trình được khởi công từ năm 2018, được đưa vào hoạt động đầu năm 2019.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Vũ Thị Ánh do Sở TN&MT cấp ngày 31/5/2016, thuộc loại đất trồng cây hằng năm.

Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở TN&MT Hà Giang Hoàng Văn Nhu cho hay: “Cái này (công trình sai phép trên đỉnh Mã Pì Lèng) thuộc quản lý của BQL công viên địa chất. Anh hỏi thông tin từ ban đó”. 

{keywords}
 

Trả lời câu hỏi, trách nhiệm trong quản lý đất đai, môi trường… của Sở TN&MT, ông Nhu nói: “Sẽ kiểm tra sau”.

Chánh văn phòng huyện Mèo Vạc Trần Hằng cho biết, huyện đang gấp rút chỉ đạo các phòng ban vào cuộc để khắc phục những sai phạm của công trình.

“Công trình nằm ở vùng đệm, được phép xây dựng. Huyện có lỗi là không hướng dẫn chủ đầu tư hoàn tất thủ tục khi xây dựng công trình, cụ thể là giấy phép xây dựng. Hiện tại, chúng tôi đang hướng dẫn chủ công trình hoàn tất thủ tục này”, ông Hằng nói.

Phó chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Ma Quốc Trưởng cho hay, công trình này của bà Vũ Thị Ánh chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dự án chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, công trình chưa được cấp phép xây dựng.

Thẩm quyền cấp phép xây dựng cho công trình này là UBND huyện Mèo Vạc.

Vụ giang hồ lộng hành cướp đất: Nghi vấn của Chủ tịch Hải Phòng

Vụ giang hồ lộng hành cướp đất: Nghi vấn của Chủ tịch Hải Phòng

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng hoài nghi vai trò của công an, chính quyền quận Hải An trong việc để côn đồ lộng hành chiếm đất.  

Kiên Trung