- Một con trâu được chọn để lên sân thi đấu phải có yếu tố tốt về thể lực, kích thước thân thể. Ngoài ra, còn một điều kiện quan trọng khác là các chủ trâu phải đóng cho ban tổ chức hàng chục triệu đồng để lấy “lốt”.

XEM CLIP:

Việc trâu chọi số 18 húc chết chủ là ông Đinh Xuân Hướng khi vòng loại của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đang diễn ra là cú sốc lớn đối với giới nuôi và huấn luyện trâu chọi. 

Tuy nhiên, việc BTC lễ hội cho rằng để xảy ra mất an toàn là do lỗi của chủ trâu đã bị người trong cuộc phản ứng. 

Nhiều chủ trâu phản ánh rằng để trâu được vào tham gia thi đấu, họ phải đóng hàng chục triệu đồng cho phường và BTC lễ hội. Vậy BTC thu số tiền lớn như vậy để làm gì?

{keywords}
Một cuộc chọi trâu

Nghệ nhân Đinh Đình Phú (82 tuổi, chủ trâu của phường Ngọc Xuyên) phản ánh: Muốn trâu được vào thi đấu, chúng tôi phải đóng hàng chục triệu đồng. Như phường tôi năm nay, trước khi trâu ra trận, chủ trâu phải đóng tới 60 triệu đồng. Cá nhân tôi không đồng tình với việc này nên năm nay tôi chỉ chấp nhận đóng 25 triệu. Tôi là nghệ nhân, là một trong những người góp công khôi phục lễ hội nên chính quyền cũng có phần “ưu đãi”.

Ông Phú kể: Khi lễ hội chọi trâu mới được khôi phục, trâu do làng góp tiền mua rồi để “thợ” huấn luyện để tham gia thi đấu. Đấu xong tế thần rồi lại mổ khao làng. 

Những năm gần đây lễ hội chọi trâu được mở rộng, nhiều người tham gia thì BTC lại yêu cầu đóng hàng chục triệu đồng/trâu. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã ăn sâu vào tâm thức người dân. Tuy nhiên, cách tổ chức lễ hội của BTC những năm qua đã biến tướng, sai lệch với những giá trị truyền thống vốn có, dẫn đến việc nó đã bị thương mại hóa rõ rệt.

Nghệ nhân Hoàng Gia Bổn, 58 tuổi, trú tại phường Ngọc Xuyên cũng nói: "Việc các chủ trâu phải đóng số tiền khá lớn về phường để phường cùng với BTC lấy kinh phí tổ chức lễ hội là việc làm đương nhiên mỗi mùa hội đến. 

Cá nhân tôi năm nay đóng 60 triệu đồng, trong đó 30 triệu là đóng vì có trâu tham gia đấu chọi, còn 30 triệu đồng còn lại là để công đức vào đình làng”.

{keywords}

Ông Hoàng Gia Bổn cho rằng chủ trâu đóng tiền là để cùng với chính quyền tổ chức lễ hội

Nhiều chủ trâu ở Đồ Sơn cũng cho biết, họ đóng tiền vào để được tham gia thi đấu. Từ trước đến nay ai muốn đưa trâu đi chọi là đã tự hiểu phải đóng tiền. Đó là quy định rồi.

"Chủ trâu tự nguyện"

Thông tin về việc các chủ  trâu phải đóng hàng chục triệu động mới được đưa trâu vào thi đấu khiến dư luận tin rằng có việc mua 'lốt” trâu chọi tại lễ hội truyền thống này.

{keywords}

Lễ hội chọi trâu luôn thu hút đông đảo người đi xem

Ông Nguyễn Khắc Hạnh, Chủ tịch UBND phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, một trong những phường có số lượng trâu chọi khá lớn cho biết: Không có chuyện mua "lốt" để có trâu tham gia hội. Việc phường và BTC thu 30 triệu đồng/trâu là có căn cứ. Số tiền này phường phải nộp cố định về BTC lễ hội mỗi con trâu tham gia gần 10 triệu đồng. Số còn lại phường dùng vào việc tổ chức lễ, kinh phí nhân lực, sân bãi… 

Một vị lãnh đạo quận Đồ Sơn cho biết: Kinh phí dùng cho tổ chức lễ hội là rất lớn, trong khi ngân sách lại không chi cho nội dung này. Để lễ hội diễn ra một cách trang trọng và đầy đủ, dựa trên tinh thần tự nguyện, các chủ trâu phải đóng góp thêm tiền.

Người nuôi trâu Đồ Sơn cho hay: Lệ làng xưa là cả làng cùng đi mua trâu, trâu thắng sau khi tế thần sẽ được giết thịt đem đi khao làng, khao tổng. Tuyệt nhiên không có việc đem thịt trâu thắng bán giá cao như hiện nay. 

Việc thịt trâu được bán với giá từ vài trăm nghìn đến dăm triệu một cân sau lễ hội đang khiến cho các chủ trâu ngày một đông. Ai cũng muốn trâu mình được lên sới và sau đó mổ thịt ra bán. Chính quyền địa phương nắm được “điểm yếu” này của hội chọi trâu nên đóng vài chục triệu chứ phải đóng nhiều hơn thế các chủ trâu vẫn rướn sức để theo.

Năm nay, UBND quận Đồ Sơn cũng đã ban hành thêm một loại phí mới. Một con trâu kết thúc xong kháp đấu dù thắng hay thua đều phải đóng 4,5 triệu đồng. Đây là điều kiện để trâu được ra ngoài mổ thịt bán cho du khách.

Ngày 5/7, Sở VH-TT Hải Phòng đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT-DL về kết quả kiểm tra, rà soát công tác quản lý và tổ chức vòng đấu loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 và đề xuất sẽ bỏ vòng loại trong các lễ hội chọi trâu những năm tiếp theo.

Bộ cũng đã nhắc nhở BTC lễ hội chọi trâu phải đặt tính an toàn cho người và du khách lên hàng đầu. Bộ yêu cầu Hải Phòng phải nâng cao giá trị truyền thống đối với lễ hội, loại bỏ tính thương mại và các yếu tố tiêu cực dẫn đến làm mất giá trị của các trận đấu giữa các ông trâu trong mỗi mùa hội về.

Hủy bỏ tổ chức đấu loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Hủy bỏ tổ chức đấu loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn sẽ bỏ việc tổ chức vòng đấu loại, chỉ tổ chức vòng đấu chung kết vào đúng 9/8 lịch âm theo lễ hội truyền thống.

Vụ trâu chọi húc chết chủ: Ban tổ chức để lọt trâu 'điên'?

Vụ trâu chọi húc chết chủ: Ban tổ chức để lọt trâu 'điên'?

Việc ông Đinh Xuân Hướng bị chính trâu chọi của mình húc tử vong khiến dư luận đặt câu hỏi về khâu tổ chức của BTC lễ hội.

Trâu chọi húc chết chủ: Thử chất kích thích 31 con còn lại

Trâu chọi húc chết chủ: Thử chất kích thích 31 con còn lại

Liên quan vụ trâu chọi húc chết chủ, UBND TP. Hải Phòng cho kiểm tra tồn dư chất kích thích trong 31 con trâu còn lại.

Trâu chọi húc chết chủ tại lễ hội ở Đồ Sơn

Trâu chọi húc chết chủ tại lễ hội ở Đồ Sơn

Vụ trâu chọi húc chết chủ gây xôn xao dư luận. Hải Phòng tạm dừng lễ hội. Con trâu số 18 bị bắn chết để lấy mẫu kiểm tra chất kích thích.

Quỳnh Hương