Hiệp hội Làng nghề Việt Nam mới đây quyết định công nhận làng cắt tóc Kim Liên (phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) là làng nghề truyền thống.

Sự kiện làm nức lòng người dân “làng kéo” tọa lạc ngay trên con đường "đắt nhất hành tinh" là Xã Đàn.

Ông Phạm Duy Hào (SN 1957, chủ nhiệm HTX Làng nghề cắt tóc Kim Liên) không giấu niềm tự hào khi ước mơ ấp ủ từ bao thế hệ người làm nghề “thợ cạo” đã thành hiện thực.

{keywords}
Chủ tịch HTX Làng nghề cắt tóc Kim Liên Phạm Duy Hào

“Làng vít đầu thiên hạ” Kim Liên nằm liền kề với “làng khoa bảng” Trung Tự. Trong lúc “hàng xóm” đỗ đạt khoa bảng, có ông nghè, ông cống, thì bao nhiêu năm làng Kim Liên chỉ đi cắt tóc dạo.

Nghề cạo tóc trái đào

Theo ông Hào, xa xưa, làng Kim Liên có nghề cạo mặt, cạo tóc trái đào cho trẻ con, bởi thời phong kiến, tóc đàn ông búi tó củ hành.

Theo những biến cố lịch sử, sự du nhập của văn hóa phương Tây vào đất nước, đàn ông con trai dần bỏ tóc dài, để tóc ngắn. 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Những báu vật còn lại của các nghệ nhân làng nghề cắt tóc
{keywords}
Trấn yểm của thầy địa lý Tả Ao được khắc bia đá trong đình làng Kim Liên
{keywords}
Ảnh tư liệu về nghề cắt tóc thời phong kiến

Vì dụng cụ chủ yếu là dao cạo nên họ được gọi là thợ cạo. Khi người Pháp đưa sang những dụng cụ mới là kéo, tông đơ, dao cạo lá lúa... thì nghề cắt tóc ra đời vào những thập niên cuối của thế kỷ 19.

Ông thầy đặc biệt

Theo câu chuyện truyền miệng của dân làng Kim Liên, nghề mà người làng có được chính là nhờ ông thầy địa lý Tả Ao.

Trước kia, Trung Tự là một trong chín giáp của Kim Liên. Sau đó, Trung Tự theo con đường học hành, có người đỗ tiến sỹ, vinh quy bái tổ được vua cắt đất cho hưởng bổng lộc.

{keywords}
Một nghệ nhân làng cắt tóc trình diễn nghệ thuật liếc dao trên miếng da bò

Kim Liên là làng thuần túy làm nghề nông. Cách nhau một con sông, nhưng sự giàu có, sang hèn giữa 2 làng chênh lệch rõ.

Thầy địa lý Tả Ao đi qua, thương tình truyền cho dân làng cái nghề để bất kể người giàu nghèo, sang hèn đều phải để cho người Kim Liên nắm tóc, vít đầu... ấy là nghề cắt cạo.

{keywords}
Ông Phạm Duy Hào tái hiện nghệ thuật liếc dao trên sợi thừng da bò

Chủ nhiệm HTX làng nghề cắt tóc Kim Liên kể: "Không ai biết được ông tổ nghề là ai cả. Cái nghề này, cứ thế hệ trước truyền thế hệ sau. Từ khi chúng tôi sinh ra, nghề đã có rồi. Nó là nghề đã gắn bó và nuôi sống biết bao thế hệ người làng Kim Liên".

Nghệ thuật liếc dao trên miếng da bò

Trong sự kiện Kim Liên được công nhận là làng nghề truyền thống, nhiều hiện vật cổ cả trăm năm được những người thợ cắt tóc làng nghề Kim Liên đưa đến trưng bày tại triển lãm Vân Hồ.

Đó là một chiếc đai da bò để người thợ cắt tóc miết dao cạo; những chiếc kéo thửa được rèn bằng thép; những chiếc tông đơ thủ công đã mòn lưỡi hay những chiếc bàn cạo sắc lẹm được tôi thủ công bởi những làng rèn nổi tiếng của vùng Bắc bộ.

{keywords}
Chủ tịch làng nghề cắt tóc Kim Liên là 1 trong 4 nghệ nhân được phong tặng 

Ông Hào là truyền nhân thế hệ thứ 3 của cụ Phạm Duy Hiền được vua Bảo Đại trưng dụng làm người thợ riêng chỉ cắt tóc cho vua và hoàng thân, quốc thích. 

Cụ Hiền theo nghề rất tình cờ, ban đầu, cụ chỉ là cậu bé học nghề, lo khoản nhóm lò, quạt bếp..., rảnh rỗi thì học lỏm những người thợ cả... Theo yêu cầu của khách, cụ cắp tráp đến cắt tóc tận nhà. Quãng năm 1920 - 1921, lúc đó chừng 18, 19 tuổi, cụ Hiền đã mở được cửa hàng cắt tóc ở phố Hàng Bông. Khách đông không xuể, phải xếp hàng đợi đến lượt mình.

{keywords}
Một nghệ nhân làng nghề cắt tóc Kim Liên trình diễn nghệ thuật cắt tóc cho cô gái người nước ngoài

Một lần, vua Bảo Đại đi vi hành, đến tiệm cắt tóc của cụ. Nhà vua để mắt tới bởi phục cái tài hoa, khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ của người thợ cạo, chỉ nhìn liếc một cái đã biết, kiểu tóc nào hợp với đầu nào.

Cụ trở thành thợ cắt tóc riêng cho vua Bảo Đại, được vời vào Huế, chuyên cắt tóc cho các hoàng tử con vua. Có đận, anh thợ cạo đất Bắc được theo chân ông vua ăn chơi này sang tận Algeria để chăm sóc "góc con người" của vua.

Sau này, khi những biến cố xảy ra, cụ quay lại Hà Nội, tiếp tục làm nghề cắt tóc của mình.

Năm 1985, cụ mất, hành nghề cắt tóc được ngót 70 năm, thọ 84 tuổi. Nhiều di vật của cụ theo thời gian bị rơi vãi dần nhưng, con cháu vẫn còn giữ những món đồ "có một không hai": Kéo tỉa của Pháp, kéo cắt của Tây Đức, tông đơ loại 3.0, con dao cạo sắc mát lịm, bôi dưới màu thép trắng, bôi trên mạ vàng, giữa là dòng chữ “France” khắc chìm.

Hà Nội: Dân làng cổ trẩy hội trên con đường 'đắt nhất hành tinh'

Hà Nội: Dân làng cổ trẩy hội trên con đường 'đắt nhất hành tinh'

Sáng nay, hàng nghìn người dân phường Phương Liên (Đống Đa, HN) tham gia lễ hội đền - đình Kim Liên.

Thái Bình