- Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, ngập lụt tại TP.HCM do bề mặt bị lún, quản lý yếu kém và do ý thức của một bộ phận người dân.
Tại phiên chất vấn của UB Thường vụ QH sáng nay về quy hoạch xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị, lãnh đạo Hà Nội và TP.HCM cùng chia lửa với Bộ trưởng Xây dựng trả lời những vấn đề nóng trên địa bàn.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đang rất quá tải. Theo đề án quy hoạch chung, dân số đến 2025 là 10 triệu người nhưng thực tế hiện nay đã lên tới 13 triệu, và mỗi năm thêm khoảng 130.000 đến cư trú. Thực tế này đặt ra áp lực rất lớn về hạ tầng kỹ thuật, trước hết là hệ thống giao thông.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong |
TP.HCM đang có khoảng 7,6 triệu xe gắn máy, 700.000 ô tô. Trung bình 1 tháng có thêm 30.000 phương tiện đăng ký mới, trong khi đường sá không mở rộng.
“Ùn tắc giao thông tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Đây là thách thức đối với xây dựng phát triển của TP thời gian tới”, ông Phong nói.
Chủ tịch TP.HCM cũng đề cập sự nan giải trong bài toán chống ngập.
“Việc ngập lụt nghiêm trọng có nhiều nguyên nhân. Trước hết do biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng, thứ hai do mưa lớn, ngoài ra do lún, quản lý yếu kém và do ý thức một bộ phận người dân”, ông Phong nêu.
Vừa qua TP.HCM đã triển khai những dự án chống ngập do nước biển dâng; nâng cao ý thức người dân để không xả rảc, tác động đến dòng chảy; giao thường trực đến từng điểm ngập...
Tuy nhiên ông cho rằng cần có lộ trình, không thể xử lý triệt để trong thời gian ngắn.
Hà Nội ‘bất lực’ khi mưa trên 120mm
Tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung thừa nhận, vấn đề ngập lụt còn rất nan giải.
Ngay từ 2002, Hà Nội đã xây dựng 2 dự án thoát nước giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản.
Chủ tịch Hà Nội cho biết, nếu mưa trên 120mm, Hà Nội vẫn ngập như thường ngay cả khi hoàn tất 2 dự án chống ngập |
“Hiện dự án giai đoạn 2 cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên ngay cả khi hoàn thành cả 2 dự án thì các quận cũ và một phần quận Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ cũng chỉ chịu được lượng mưa 120mm. Nếu lớn hơn, vẫn xảy ra ngập úng”, ông Chung thông tin.
Với 2 quận phía Tây gồm Hà Đông, Cầu Giấy, TP đang xây dựng dự án cống liên mạc, nạo vét sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Sau khi hoàn thành sẽ khắc phục được ngập lụt.
Trong kế hoạch 2016-2020, TP sẽ đào bổ sung 25 hồ ở nội thành, trong đó có những hồ rất lớn, như hồ công viên CT1 tại Cầu Giấy rộng 19ha. Khi hoàn thành 25 hồ sẽ giảm áp lực ngập lụt với các cơn mưa lớn.
Ngoài ra, TP đang tập trung hệ thống thu gom nước thải sông Tô Lịch, hệ thống xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000m3/ngày đêm sẽ giúp giải thoát nhanh dòng nước khi mưa lớn tại các quận nội thành.
Song song đó có dự án nạo vét 128 hồ các quận nội thành, trong đó Hồ Tây sẽ nạo vét 1,5 triệu m3 bùn.
Chủ tịch Hà Nội tin tưởng, với những giải pháp đồng bộ, tình trạng ngập lụt tại Hà Nội sẽ dần được cải thiện.
Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm
Hà Nội, Sài Gòn chi hàng vạn tỷ để chống ngập mà mưa to, hoặc mưa trùng triều cường là ngập.
Hà Nội mưa tầm tã nhiều giờ, cắm biển cấm đường ngập sâu
Mưa không ngớt trưa và chiều nay đã khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội ngập sâu. Có đoạn ngành chức năng phải cắm biển cấm đi vào.
Vì sao chỉ mưa 40 phút, đường Hà Nội đã ngập khắp ngả?
Hệ thống thoát nước mưa của Hà Nội chỉ có thể đáp ứng 50mm trong 2 tiếng liên tục, nhưng sáng nay, chỉ 40 phút, lượng mưa đo được đã gần 80mm.
Đại lộ Thăng Long ngập sâu, nghìn xe nối nhau chờ nước rút
Hàng nghìn phương tiện giao thông nối đuôi nhau, xếp hàng dài trên Đại lộ Thăng Long không thể lưu thông, nhiều đoạn ngập sâu gần 1m trong trận mưa sáng 13/7.
Mưa trên diện rộng ở Sài Gòn, nhiều tuyến đường ngập nặng
Từ 14h40, nhiều khu vực tại TP.HCM có mưa xối xả, trời chuyển đen kịt. Nhiều người đi đường phải bật đèn xe để chạy giữa ban ngày.
Thúy Hạnh