UB Thường vụ QH chiều nay thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách giai đoạn 2013 - 2018.

Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, việc thành lập và hoạt động của các quỹ trong thời gian qua góp phần thúc đẩy xã hội hóa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải

Trung bình các tỉnh có khoảng 10-15 quỹ

Nói về hạn chế, ông Hải cho hay, nguồn tài chính hình thành quỹ còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo hoạt động độc lập với ngân sách.

Một số quỹ có nguồn thu từ đóng góp bắt buộc của các DN, tổ chức và người dân hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Các khoản đóng góp được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu sản xuất kinh doanh hoặc trên thu nhập của người lao động. Đây là khoản thuế doanh thu đánh trên sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc giá trị tài sản mà người sử dụng, người mua phải trả, tạo thêm khoản đóng góp cho người dân và DN.

Hiệu quả hoạt động của một số quỹ còn hạn chế, chưa có hiệu quả hoặc căn cứ để đánh giá hiệu quả không rõ ràng, chi thực hiện nhiệm vụ không hợp lý.

Quá nhiều quỹ tại địa phương (trung bình mỗi địa phương khoảng 10-15 quỹ).

Việc thành lập nhiều quỹ theo quy định của các luật chuyên ngành, các Nghị định của Chính phủ và của địa phương làm phân tán nguồn lực, tăng chi phí quản lý và phát sinh thêm tổ chức, bộ máy, biên chế…

Đề nghị bỏ ngay 6 loại quỹ

Đoàn giám sát kiến nghị QH nghiên cứu ban hành Nghị quyết về tăng cường quản lý, sử dụng các quỹ này, giao Chính phủ ban hành Nghị định. 

Khi ban hành các luật chuyên ngành, cần xem xét, cân nhắc thận trọng việc thành lập quỹ mới.

{keywords}
Phiên họp thứ 36 của UB Thường vụ QH

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình thực hiện việc rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ. Thực hiện cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các quỹ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu đề ra hoặc không còn phù hợp.

Đồng thời, báo cáo QH tại kỳ họp tháng 5/2020 và trình QH xem xét, ban hành Nghị quyết về tăng cường quản lý, sử dụng các qũy này.

Đoàn giám sát đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để bãi bỏ ngay đối 6 loại quỹ.

Bãi bỏ quỹ bảo trì đường bộ ở TƯ và ở địa phương vì toàn bộ nội dung chi về bảo trì đường bộ được thực hiện thông qua dự toán ngân sách cấp hàng năm.

Bãi bỏ quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển DN, quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và chuyển giao cho các tổ chức xã hội quản lý theo cơ chế tổ chức, hoạt động của các quỹ xã hội, từ thiện.

Đoàn giám sát đề nghị bãi bỏ quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế và quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài do kinh phí hoạt động của 2 quỹ này hoàn toàn do ngân sách cấp, không có nguồn thu khác.

Bãi bỏ quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và chuyển một số nhiệm vụ chi liên quan đến việc hỗ trợ việc làm ngoài nước vào nhiệm vụ chi của ngân sách.

Ngoài ra, đoàn giám sát cũng đề nghị bỏ quỹ Phòng chống thiên tai vì việc chi thực hiện phòng chống thiên tai được cấp từ ngân sách, thông qua dự phòng ngân sách hàng năm. 

Có lộ trình bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Đối với các quỹ về an sinh xã hội (BHXH, quỹ Bảo hiểm y tế, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp), đoàn giám sát đề nghị sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với tinh thần Nghị quyết TƯ về cải cách chính sách BHXH và chính sách Bảo hiểm y tế.

Cần có lộ trình bãi bỏ quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, quỹ bình ổn giá xăng dầu, quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Sáp nhập các quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, đối tượng phục vụ như: quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ và phát triển rừng…

Một số quỹ tài chính ở địa phương như: quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ phát triển đất, quỹ bảo lãnh tín dụng…, đoàn giám sát đề nghị đánh giá hiệu quả hoạt động, xem xét, sáp nhập để giảm đầu mối, giảm chi phí.

Bộ trưởng Công an nói về vụ bắt hơn 2 triệu lít xăng giả của đại gia Trịnh Sướng

Bộ trưởng Công an nói về vụ bắt hơn 2 triệu lít xăng giả của đại gia Trịnh Sướng

Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trao đổi với báo chí về việc triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả đặc biệt lớn.

Thu Hằng