A-37 là phi cơ chiến lợi phẩm mà ta thu được sau chiến tranh chống Mỹ. Nó đóng vai trò là cường kích hỗ trợ mặt đất hiệu quả, thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ, trong đó có việc tiêu diệt các phiến quân Khmer Đỏ.
Với nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ binh mặt đất, A-37 từng có thời gian hoạt động tích cực trong không quân Việt Nam trong khoảng thời gian cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, từng là nỗi kinh hoàng cho Khmer Đỏ.
Cường kích đầu tiên trong biên chế không quân Việt Nam |
Lịch sử hoạt động của loại cường kích cơ này trong Không quân Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 4/1975.
Ngày 28/4/1975, phi đội Quyết thắng của Không quân nhân dân Việt Nam gồm 5 chiếc A-37 đã dội bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam cộng hòa. Những năm tiếp sau đó, các phi đội A-37 đã tích cực giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra.
Cường kích A-37 là loại máy bay ném bom hạng nhẹ, được quân đội Mỹ đặt hàng hãng Sessna phát triển từ loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi T-37Cs, với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom có chi phí hoạt động thấp. Tuy được phát triển từ máy bay huấn luyện, nhưng nó lại được trang bị hệ thống điện tử tốt hơn cùng hai động cơ khỏe giúp chúng có thể cơ động cao trên chiến trường.
A-37 trang bị hai chỗ ngồi cạnh nhau dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Vũ khí trang bị gồm có súng máy Gatting cỡ nòng 7,62mm, rocket, bom và cả tên lửa tầm nhiệt treo trên 6 mấu cứng của cánh.
'Hổ bay': Chiến lợi phẩm giá trị nhất Việt Nam thu sau năm 1975
Chiến lợi phẩm đáng giá nhất của quân đội ta sau năm 1975 chính là 20 chiếc tiêm kích mới tinh F-5E Tiger II.
Theo An ninh Thủ đô