Hình ảnh tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang của hải quân Việt Nam nằm trong đội hình trực chiến của Lữ đoàn 172 - Vùng 3 đã được Báo Hải quân đăng tải gần đây.

{keywords}
Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 vốn là một chiến hạm lớp Pohang Flight III được Hải quân Hàn Quốc chuyển giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam, đây là chiếc Pohang thứ hai của chúng ta được phía bạn trao tặng
{keywords}
Chiếc Pohang trên chính thức theo chân tàu hộ vệ tên lửa Trần Hưng Đạo về nước sau khi tham dự lễ duyệt binh trên biển ngoài khơi đảo Jeju của Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập hải quân nước bạn vào năm ngoái
{keywords}
Sau khi về nước, có thông tin cho rằng tàu 20 phải trải qua quá trình đại tu, sửa chữa lớn tại nhà máy X46 trước khi bước vào tình trạng trực chiến. Thông tin về tình hình hiện tại của con tàu vì thế rất được quan tâm
{keywords}
Một phóng sự được Báo Hải quân Việt Nam đăng vào tháng 7 cho biết, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững - Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Hải quân đến thăm, kiểm tra, nắm tình hình tại Lữ đoàn 172 - Vùng 3 Hải quân tại Đà Nẵng
{keywords}
Tại đây, Chính ủy Quân chủng đã được nghe báo cáo về tình hình huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu của đơn vị... Sau đó Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững đã đi thăm các kíp tàu trong đó có cả tàu 20
{keywords}
Như vậy có thể thấy rằng chiếc tàu hộ vệ săn ngầm này đã thuộc về biên chế Lữ đoàn 172 đóng tại Đà Nẵng sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa. "Chị em" của tàu 20 là tàu 18 thuộc biên chế Lữ đoàn 171 đóng tại Vũng Tàu
{keywords}
Tuy nhiên trong phóng sự trên, Báo Hải quân mới chỉ cho độc giả thấy được hình ảnh về một trong các khẩu pháo đặc trưng trang bị cho con tàu chứ chưa cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình trạng của nó sau quá trình tân trang
{keywords}
Phải tới mới đây, trong phóng sự "Ngày hội đua tài của lực lượng tàu mặt nước" cũng do Báo Hải quân Việt Nam thực hiện, hình ảnh đầy đủ về tàu 20 mới được công khai một cách chi tiết ở góc nhìn khá đẹp
{keywords}
So với tàu 18, tàu 20 giữ nguyên được dàn vũ khí trang bị như nguyên bản khi còn trực chiến trong Hải quân Hàn Quốc và không bị cắt giảm bất cứ thành phần nào
{keywords}
Vũ khí trang bị cho lớp tàu hộ vệ Pohang Flight III (thế hệ tàu 20) bao gồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76 mm/62) bố trí trước - sau
{keywords}
Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Dardo 40 mm/70 nòng đôi, ngoài tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ thì nó còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay bay thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (khá hạn chế)
{keywords}
Để đảm trách nhiệm vụ săn ngầm, hải quân Hàn Quốc đã tiến hành lắp đặt cho con tàu 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm
{keywords}
Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32
{keywords}
Hải quân Hàn Quốc đang tiếp tục loại biên thêm nhiều tàu Pohang và cả thế hệ sau của nó là khinh hạm đa năng lớp Ulsan, khả năng rất cao chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm một số tàu chiến nữa từ phía bạn trong tương lai
Uy lực tên lửa diệt hạm của Việt Nam nặng cả tấn, có thể hạ gục tàu sân bay

Uy lực tên lửa diệt hạm của Việt Nam nặng cả tấn, có thể hạ gục tàu sân bay

Việt Nam chính là quốc gia nước ngoài duy nhất được Nga chuyển giao cho hệ thống tên lửa diệt hạm hành trình P-35B.

Theo An ninh Thủ đô