Những chiếc trực thăng này được biên chế cho công ty Trực thăng miền Bắc (trực thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam - Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng).

{keywords}
Những chiếc trực thăng Bell 505 mới nhận sẽ hoạt động bên cạnh các dòng trực thăng Mi-172, Mi-171V do Nga chế tạo và AW-189, EC-225, Super Puma, EC-155B1 (H155), EC-130T2 do Châu Âu sản xuất
{keywords}
Hình ảnh trực thăng Bell 505 do Mỹ sản xuất vừa được Việt Nam tiếp nhận
{keywords}
Đây được coi là dòng trực thăng hiện đại đầu tiên của Mỹ được Việt Nam biên chế kể từ sau khi kết thúc chiến tranh
{keywords}
Trong biên chế không quân Việt Nam vẫn đang duy trì hoạt động của trực thăng UH-1 vốn là chiến lợi phẩm sau năm 1975. Các dòng trực thăng Mỹ được đánh giá tốt hơn sản phẩm của Nga ở độ linh hoạt khi hoạt động
{keywords}
Giới quan sát cho rằng, trong tương lai, Việt Nam sẽ tìm đến Mỹ nhiều hơn trong các hợp đồng quân sự để đa dạng nguồn vũ khí
{keywords}
Bell 505 là loại trực thăng một động cơ hạng nhẹ dùng trong dân sự, nhưng nó cũng có thể hoán đổi để trở thành trực thăng huấn luyện nhảy dù hoặc đổ bộ lực lượng đặc nhiệm khi cần thiết
{keywords}
Đại tá Đỗ Xuân Hoà chia sẻ: “Loại trực thăng mà công ty sắp đưa vào biên chế có tính năng hoàn toàn phù hợp cho hoạt động bay dịch vụ và qua đó tạo điều kiện để khách hàng dễ tiếp cận hơn với dịch vụ bay của công ty”
{keywords}
Lễ ký kết hợp đồng mua trực thăng Bell 505 giữa Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Công ty Trực thăng Miền Bắc và hãng Bell Helicopter diễn ra trong tháng 10/2017
{keywords}
Bell 505 phiên bản Việt Nam đặt mua là loại Jet Range X, đây là mẫu trực thăng hạng nhẹ mới nhất của nhà sản xuất trực thăng nổi tiếng Bell Helicopter
{keywords}
Chiếc máy bay này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm Paris Airshow 2013 và đến đầu tháng 3 năm nay, nó chính thức được ra mắt thương mại
{keywords}
Hãng sản xuất cho biết, chiếc trực thăng này là một sản phẩm được phát triển dựa trên phản hồi từ hiệp hội người dùng
{keywords}
Ngoài những thành phần được thiết kế lại mới hoàn toàn, Bell 505 Jet Range X vẫn sử dụng lại một số thành phần khí động học như hệ thống rotor của chiếc Bell 206L-4 với 2 cánh, đi kèm với động cơ Safran HE Arrius 2R dùng công nghệ kiểm soát động cơ FADEC cho hiệu năng cao
{keywords}
Bell 505 Jet Range X đạt tầm bay tối đa 644 km, trần bay tối đa 5672 m và tốc độ tối đa 232 km/h. Chiếc trực thăng có chiều dài thân 10,53 m, rộng 1,52 m, cao 3,25 m. Chiều dài cánh quạt nâng là 11,28 m và trục rotor cho độ nghiêng tối đa 3,5 độ trong khi cánh quạt đuôi có chiều dài 1,65 m
{keywords}
Đây cũng là chiếc máy bay đầu tiên thuộc phân khúc SLS được trang bị hệ thống khí cụ bay GARMIN G1000H với 2 màn hình 10,4 inch cung cấp đầy đủ thông tin quan trong cho phi hành đoàn nhanh chóng, chính xác từ đó tăng cường tính khả năng nắm bắt tình huống và độ an toàn
{keywords}
Là một chiếc trực thăng hạng nhẹ dùng 1 động cơ nên không gian bên trong chỉ vừa đủ rộng cho phi công và hành khách
{keywords}
Cabin rộng 2,8 m3, trong đó không gian dành cho phi công là 1,08 m3, không gian hành khách là 1,73 m3. Mặc dù vậy, thiết kế sàn phẳng, cabin mở cho phép chiếc trực thăng này có thể thiết lập lại không gian bên trong tùy theo mục đích sử dụng
{keywords}
Bell 505 Jet Range có thể chở tối đa 4 hành khách hoặc hàng 3 ghế sau và ghế cơ phụ có thể được tháo rời hoàn toàn để chở hàng hóa
{keywords}
Khi không cần dùng đến các ghế sau, chúng có thể được tháo ra và cất gọn trong khoang hành lý thể tích 0,5 m3
{keywords}
Bell 505 Jet Range X có thiết kế cửa mở dạng vỏ sò (clamsell) và được mở từ phía phi công, khi bung cả 2 cửa thì khoảng rộng để hành khách lẫn phi công có thể ra vào lên đến 1,4 m
{keywords}
Không chỉ tạo sự thuận tiện cho hành khách mà đối với những ứng dụng chuyên chở thì khoảng trống này cho phép đưa hàng hóa cỡ lớn lên trực thăng dễ dàng
{keywords}
Những tính năng khác trong cabin còn có hệ thống liên lạc ICS tại 5 ghế ngồi, hệ thống làm ấm và chống sương mù
{keywords}
Bell 505 Jet Range X được trang bị động cơ đơn Safran HE Arrius 2R (turbo-shaft) đi kèm với công nghệ kiểm soát động cơ tiên tiến dual-channel FADEC
{keywords}
Hệ thống tích hợp máy tính kĩ thuật số và sẽ trực tiếp kiểm soát động cơ để đưa ra mức hoạt động hợp lý nhất dựa trên các điều kiện hiện tại ngoài môi trường
{keywords}
FADEC sẽ dựa trên dữ liệu về điều kiện bay như mật độ không khí, vị trí cần ga (throttle lever), nhiệt độ động cơ, áp suất động cơ và nhiều thông số khác
{keywords}
Các thông số này sẽ được ECC (Electronic Engine Controller) tiếp nhận và phân tích 70 lần mỗi giây từ đó máy tính sẽ đưa ra các chỉ số hoạt động phù hợp cho động cơ
{keywords}
Tất cả các yếu tố này nhằm mang lại hiệu năng tối đa cho động cơ đối với từng điều kiện bay và tính tự động hóa cao của FADEC giúp giảm tải đáng kể cho phi công
{keywords}
Bell 505 Jet Range X có trọng lượng khi không tải là 1,002 tấn, tải trọng hữu ích 667 kg và khối động cơ Arrius 2R với công suất cất cánh tối đa 505 mã lực
{keywords}
Giá của mỗi chiếc Bell 505 Jet Range X vào khoảng 1,07 triệu USD
EC-225: Trực thăng vận tải tối tân nhất của Việt Nam

EC-225: Trực thăng vận tải tối tân nhất của Việt Nam

Với giá khoảng 600 tỷ đồng, EC-225 chính là máy bay trực thăng đắt nhất và tốt nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện tại.

Theo An ninh Thủ đô