- Tối nay, hàng nghìn người đến Tổ đình Phúc Khánh tham dự Đại lễ Vu Lan - Phả độ gia tiên nhằm cầu nguyện cho ông bà tổ tiên và nghe giảng kinh về cách làm một người con có hiếu.

Vu Lan - báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Vì thế, ngày lễ này càng được xem trọng nhiều hơn và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

{keywords}

Hôm nay (ngày 4/9, tức 14 tháng 7 âm lịch), chùa Phúc Khánh (phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) tổ chức Lễ Vu lan báo hiếu

{keywords}

Đại lễ Vu Lan - Phả độ gia tiên thu hút sự tham gia của hàng nghìn người

{keywords}

Nội dung chính của Đại lễ Vu Lan tại Tổ đình Phúc Khánh chủ yếu là tụng kinh để cầu nguyện cho hương hồn những người đã khuất được siêu thoát, cầu cho Quốc thái dân an và nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn cha mẹ.

{keywords}

Mặc dù tới 19h, nhà chùa mới chính thức làm lễ, nhưng ngay từ đầu giờ chiều, rất nhiều người đã đến chọn chỗ chờ dự lễ.

{keywords}

18h30, bên trong không còn 1 chỗ trống, nhà chùa phải khoá cổng, những người đến sau đành đứng ngoài đường làm lễ. 

{keywords}

Bắt đầu từ khoảng 19h, phía bên trong Tổ đình Phúc Khánh đã chật kín người. Dòng người đến dự ngồi tràn khắp lòng đường phố Tây Sơn, hướng mặt về sân đình Phúc Khánh cầu nguyện.

{keywords}

Mùa Vu lan là dịp để những người con tỏ lòng thành kính hiếu thuận với đấng sinh thành và các bậc tiền nhân. Năm nay thời tiết không mưa, số lượng người đến làm lễ khá đông.

 

{keywords}


{keywords}

Chắp tay niệm Phật, thành kính hướng về cõi tâm linh.


{keywords}

{keywords}

Công an phường Ngã Tư Sở kết hợp với Đoàn Thanh niên phát ghế ngồi miễn phí cho Phật tử ngồi dưới lòng đường dự Lễ Vu Lan 


{keywords}

Một số người đi lễ còn mang theo cả ghế ngồi. 


{keywords}

Bất chấp dòng phương tiện qua lại, nhiều người vẫn ngồi sát thành cầu vượt Ngã Tư Sở vái vọng về chùa Phúc Khánh. 


{keywords}

Có những người dừng xe máy trên cầu vượt Ngã Tư Sở hướng về chùa cầu nguyện.



{keywords}

Tới giờ làm lễ, hàng nghìn người đổ ra đường ngồi tràn một đoạn lòng đường phố Tây Sơn


{keywords}

Chỗ ngồi bị hạn chế, người dân đứng nép vào chân cầu vượt Ngã Tư Sở vái vọng.


{keywords}

{keywords}

Nhà chùa bắc loa ra ngoài đường để mọi người có thể cùng tụng kinh


{keywords}

{keywords}

Theo đại diện Công an quận Đống Đa, công tác đảm bảo an ninh trật tự đã được chuẩn bị để đảm bảo không để xảy ra tình trạng tranh cướp, lộn xộn.

Biển người đội mưa nghe giảng kinh Vu lan ở chùa Phúc Khánh

Biển người đội mưa nghe giảng kinh Vu lan ở chùa Phúc Khánh

Bất chấp mưa gió, hàng nghìn người tập trung tại Tổ đình Phúc Khánh (đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) để dự Đại lễ Vu lan - Phả độ gia tiên.

Những hình ảnh xúc động trong ngày lễ Vu Lan

Những hình ảnh xúc động trong ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là dịp để báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, như truyền thống lâu đời của người Việt vốn trọng những tấm lòng thảo thơm...

Lễ Vu lan ở chùa Bồ Đề

Lễ Vu lan ở chùa Bồ Đề

Không đông đúc như mọi năm, sáng nay người đến chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) cúng lễ Vu Lan thưa hơn. Sân chùa cũng vắng tiếng trẻ chơi đùa được nuôi dưỡng ở đây. Khu nhà mở, nơi nuôi dưỡng hơn trăm đứa trẻ vẫn khóa.

Những kiểu báo hiếu đặc dị mùa lễ Vu Lan

Những kiểu báo hiếu đặc dị mùa lễ Vu Lan

Rằm tháng 7 đang tới gần, cũng nhân cơ hội này, nhiều người đã không tiếc cả công sức lẫn tiền bạc để nghĩ ra những "chiêu độc" để tỏ lòng thành kính dâng lên báo hiếu bố mẹ...

'Xe sang' đỗ chật phố Hàng Mã mùa Vu lan

'Xe sang' đỗ chật phố Hàng Mã mùa Vu lan

Không chỉ đơn giản là mua sắm tiền, vàng, mũ áo, ngựa xe... ngày nay đồ vàng mã phải là biệt thự, chung cư cao cấp, xe máy hay siêu xe đắt tiền...

Phạm Hải