Sáng nay, xe đào vùng cao đầu tiên đã có mặt tại Hà Nội để phục vụ người dân chơi Tết. Trên tất cả các cành đào đều được dán tem.

Anh Nguyễn Văn Hùng, chủ nhân của số đào trên cho hay: Anh mua của một hộ dân trồng đào tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Ngay sau khi đào được khai thác, trưởng bản đã phát cho chủ hộ lượng tem tương ứng để dán vào các cành đào.

Ngoài việc dán tem cho đào, anh Hùng còn được cấp một tờ giấy xác nhận của chính quyền sở tại để thuận lợi cho việc di chuyển, lưu thông.

"Trên đường đi, khi thấy xe chở đào, các lực lượng chức năng cũng dừng xe, yêu cầu xuất trình giấy tờ. Sau khi tôi đưa giấy tờ xác nhận, cùng với việc kiểm tra trên cành đào có dán tem xuất xứ, chúng tôi được đi luôn. Nói chung không có gì khó khăn, cản trở" - anh Hùng nói.

Toàn bộ xe đào chừng 50 cành đều của một hộ dân thuộc huyện Vân Hồ. Mẫu tem dán lên cành đào có nội dung: "Đào Vân Hồ" 

{keywords}
Xe đào vùng cao đầu tiên về Hà Nội có dán tem xuất xứ
{keywords}
Tem nguồn gốc được dán trên cành đào
{keywords}
Đây là mẫu tem do UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La in và cấp phát cho bà con
{keywords}
Xe đào của anh Hùng khoảng 50 cành, có nguồn gốc là đào trồng tại xã Lóng Luông
{keywords}
Anh Hùng đóng cọc trên bãi đất trống để dựng đào lên trưng bày cho khách xem
{keywords}
 
{keywords}
Vì vừa mới xuống sáng nay, anh Hùng vẫn chưa kịp tháo dây buộc để trưng bày đào, mới tập kết trên bãi đất trống trên đường Lạc Long Quân
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Đây chính là mẫu tem mà UBND huyện Vân Hồ thiết kế, được Sở Khoa học - Công nghệ và Sở NN-PT&NT tỉnh Sơn La tư vấn, sau đó xin ý kiến của UBND tỉnh chấp thuận.

Số lượng tem ban đầu được in ra là 11.000 tem, phát cho các hộ trồng đào để dán lên cây đào trong quá trình khai thác, buôn bán, vận chuyển.

Chủ tịch xã Lóng Luông Tếnh A Chìa thông tin, các hộ dân trong xã đang rục rịch khai thác đào để bán cho thương lái đưa về dưới xuôi. Năm nay thời tiết lạnh nên đào sẽ nở hoa đúng ngày Tết.

{keywords}
Những vị khách đầu tiên đến ngắm lô đào vùng cao vừa có mặt tại Hà Nội
{keywords}
Mẫu tem do huyện Vân Hồ thiết kế, cấp phát cho người trồng đào

"Bà con khai thác rầm rộ nhất sau ngày Rằm. Giờ mới đầu tháng nên việc khai thác, mua bán chưa tấp nập. Tất cả người dân đều nắm được chủ trương, chính sách về việc đào trồng được phép khai thác, vận chuyển nên bà con rất yên tâm. Hy vọng năm nay đào sẽ trúng vụ, dân bản lại có cái Tết to" - chủ tịch xã Lóng Luông cho hay.

Theo khảo sát của VietNamNet, đào vùng cao chưa xuất hiện tại Thủ đô, mới chỉ có một điểm duy nhất xe đào cành của anh Hùng vừa mới xuống sáng nay, tập kết trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ).

Anh Hùng cho biết, năm nay dự tính giá đào sẽ cao hơn năm ngoái khoảng 50%. Một cành đào vùng cao to cỡ bắp chân, dài 3 - 4m, Tết năm ngoái có giá khoảng 2 triệu đồng, năm nay anh dự định bán khoảng 3 triệu đồng/cành.

Đào vùng cao chủ yếu là đào phai, do đó, hình ảnh cây đào được in trên tem xuất xứ, huyện Vân Hồ cũng cho in bông hoa đào phai, như một cách nhận diện thương hiệu.

Nhiều tỉnh khẳng định mua bán đào trồng dịp Tết không có trở ngại gì

Nhiều tỉnh khẳng định mua bán đào trồng dịp Tết không có trở ngại gì

Lãnh đạo ngành nông nghiệp hai tỉnh Điện Biên, Sơn La khẳng định, đào trồng trên nương rẫy, không phải cây rừng, người dân hoàn toàn được chủ động buôn bán, vận chuyển, không bị ngăn cấm.

Thái Bình