Tối 8/5, tại quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa (1029-2019) với sự tham dự của hàng nghìn đại biểu và người dân, dù trời mưa nặng hạt. 

Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa không chỉ khẳng định một dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của địa phương mà còn là dịp để mỗi người dân ôn lại truyền thống, những đóng góp của tỉnh trong lịch sử dân tộc. 

{keywords}
Lịch sử Thanh Hoá hào hùng hiển lộ trên sân khấu. 

Chương trình xoay quanh chủ đề “Toả sáng cùng non sông đất nước”. Đạo diễn Lê Quý Dương- Tổng đạo diễn của chương trình đã chia thành 3 chương: Chương thứ nhất: Địa linh nhân kiệt; chương 2: Truyền thống Anh hùng và chương 3: Hội nhập phát triển.

Sân khấu mở ra, một dàn diễn viên đứng trước một dàn trống trên sân khấu như một bức tranh lịch sử về vùng đất địa linh nhân kiệt, lịch sử hào hùng của người dân xứ Thanh cứ thế cuồn cuộn chảy về.

Với chủ đề, “Toả sáng cùng non sông đất nước”, màn múa “Chuyện kể trống thần” với phần âm nhạc có tiết tấu cuồn cuộn, chắc khỏe, tốc độ nhanh với các hình thức trống đồng và bộ gõ ăn khớp nhịp với màn trình diễn pháo hoa và kỹ xảo sân khấu khiến đêm biểu diễn nghệ thuật vô cùng lung linh. 

{keywords}
Hơn 50 diễn viên múa chuyên nghiệp cùng hơn 100 diễn viên quần chúng đã tạo nên bức tranh Thanh Hoá rực rỡ. 

Ở đại cảnh “Cuội nguồn xứ sở” trên nền nhạc âm vang, những hình ảnh các di vật khảo cổ tại Thanh Hoá qua các triều đại dần hé mở. Hơn 50 diễn viên múa chuyên nghiệp cùng hơn 100 diễn viên quần chúng đã tạo nên bức tranh Thanh Hoá với không gian miền núi và trung du cùng những nhóm người Việt cổ đang chế tác đá, săn bắn và hái lượm, trồng trọt và thuần hoá thú hoang, lặn bắt cá tôm,...

12 nghệ sĩ Tuồng chuyên nghiệp bước ra sân khấu biểu trưng cho 12 vị tướng quân như hồn thiêng sông núi từ tám phương trời tụ hội. Trải các vương triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn mảnh đất Thanh Hoá địa linh nhân kiệt sinh cho đất nước nhiều bậc quân vương như Lê Hoàn, Lê Lợi,..danh tiếng mười phương. 

Đạo diễn sân khấu Lê Quý Dương đã rất tài tình khi vận dụng nghi thức lễ Đại thiết triều dàn dựng cảnh diễn Hội Thề Đồng Cổ với các nhân vật Vua Lý Thái Tông và đầy đủ các quan văn, quan võ, tướng lĩnh và các chức sắc khác nhau của triều đình cùng các hàng lính cấm vệ quân. Cùng với đó, nguồn gốc quê hương và truyền thống anh hùng của người dân Thanh Hoá cũng được tái hiện rõ nét. 

{keywords}

{keywords}

Dù trời mua nhưng người dân Thanh Hoá không bỏ qua cơ hội để ôn lại lịch sử hào hùng của mảnh đất quê hương thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.

 

Màn kết với dàn hợp xướng âm nhạc da diết, bay bổng, tạo cảm xúc man mác bồi hồi và thánh thiện. Trên nền giai điệu chính, điểm xuyết giai điệu của những ca khúc hay nhất viết về Thanh Hóa (Hò Sông Mã, Ai về Thanh Hóa) kết hợp với múa dân gian của diễn viên múa chuyên nghiệp tạo nên bức tranh tổng thể sử thi truyền thống và hiện đại 990 năm Thanh Hóa.

Chương trình nghệ thuật có tính chất sử thi kết hợp các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng của Thanh Hoá làm nổi bật vùng đất và con người xứ Thanh trải dài từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Trịnh - Nguyễn cho tới thời đại ngày nay; tái hiện quá trình hình thành, phát triển cùng những đóng góp to lớn của vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt” trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Chương trình đã góp phần thể hiện rõ nét trong tiến trình lịch sử dân tộc, con người xứ Thanh luôn can trường, bản lĩnh và trí tuệ để đóng góp cho sự phát triển của dân tộc.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với Lễ kỷ niệm này bởi điểm là Nguyễn Trãi đọc Bình Ngô đại cáo. Những  thần tính, di chứng thần đồng cổ,... làm ra hồn vía của lễ hội, một lễ hội rất riêng. Tôi vô cùng  xúc động khi xem chương trình này. Điều nữa là ở Lễ hội này, đạo diễn Lê Quý Dương đã không lạm dụng các ca khúc và các ngôi sao giải trí để “lấy le”. Điểm nhấn của âm nhạc chính là âm nhạc truyền thống, Tuồng, Chèo và một chút âm hưởng âm nhạc dân gian qua phần thể hiện của Trọng Tấn và Anh Thơ”.

Tình Lê