Hơn 30 năm nay, trong sinh hoạt hằng ngày ông Khung và vợ phải sử dụng đôi nạng gỗ. Đôi nạng mòn vẹt đế này đã trở thành "chứng nhân" của một câu chuyện vô cùng cảm động...
TIN BÀI KHÁC
Giả Johnny Trí Nguyễn cướp tài sản
Phát hiện 2 xác chết trong quán cà phê
Chưa kịp ấm, Bắc Bộ lại tăng cường lạnh
Phát hiện 2 xác chết trong quán cà phê
Chưa kịp ấm, Bắc Bộ lại tăng cường lạnh
"Mất" đôi chân trong thời loạn lạc
Chuyện gần 30 năm chăm vợ bị liệt của người chồng tật nguyền Vũ Thanh Khung (Hải Nam, Hải Hậu, Nam Định) đã khiến người dân quanh vùng cảm động bởi họ nghèo về tiền bạc nhưng lại giàu tình nghĩa vợ chồng.
Theo lời kể của gia đình, khi ông Khung sinh ra thì cha ông đã bị giặc Pháp
bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới cách mạng. Mẹ ông là bà Bùi Thị Tí
sinh con vào đúng tháng 2 âm lịch, tiết trời lạnh giá. Do phải chạy giặc
thường xuyên nên bé Khung thường không đủ quần áo mặc mà chỉ được mẹ bọc
trong rơm rạ. Không biết tự lúc nào, đôi chân của bé Khung cứ teo tóp lại và
cử động rất khó khăn.
Ông Khung chăm vợ 30 năm nay mà chưa bao giờ ca thán nửa lời. |
5 tháng sau khi bị giặc bắt, người cha trở về ôm Khung đi khắp nơi chữa chạy,
nhưng cũng chẳng có kết quả. Cha mẹ Khung đành gạt nước mắt chấp nhận nuôi
con tật nguyền. Tuy chân không đi được nhưng bù lại trí óc Khung lại phát
triển không thua kém bạn bè. Hàng ngày nhìn thấy các bạn cắp sách tới lớp
cậu cũng mơ ước được đến trường. Khung nài nỉ xin cha mẹ cho đi học. Từ đó,
hàng ngày Khung được cha cõng lên lớp rồi hết buổi lại cõng về bất kể trời
mưa, nắng. Như thấu hiểu được nỗi khổ của cha, mẹ Khung học hành tiến tới,
cậu luôn là người dẫn đầu về thành tích học tập. Năm 1965 Khung học xong hệ
giáo dục phổ cập hết cấp 2 (lớp 7 bây giờ).
Với thành tích học tập xuất sắc, Khung được Trường Bổ túc xã Hải Nam nhận vào làm giáo viên. Tại đây Khung "bén duyên" với cô học trò Bùi Thị Tý. Kết quả của tình yêu ấy là năm 1968, đám cưới của hai người được tổ chức.
Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Khung nằm lọt thỏm giữa làng, chỉ vỏn vẹn
chừng 20m2. Đồ đạc trong phòng khá đơn giản, được sắp xếp rất ngăn nắp. Khi
chúng tôi đến ông Khung đang sắm sửa đồ nghề đi trông xe ngoài chợ, bà Tí -
vợ ông đang trò chuyện với cháu nội.
Nhớ về chuyện tình duyên của mình, ông Khung kể: “Khi con gái đầu lòng
ra đời, vợ chồng tôi đã vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, "ngày vui ngắn
chẳng tày gang", khoảng năm 1974 thì vợ tôi đổ bệnh, tự dưng chân tay
sưng lên, không cử động được, phải nằm gần như bất động. Bác sĩ khám
bệnh rồi kết luận bị viêm đa khớp. Lúc ấy đang còn là thời chiến, khó
khăn nên vợ tôi không có điều kiện chữa trị”.
Kể đến đây, giọng ông Khung chùng xuống vẻ tiếc nuối. Rồi ông lại tự trấn an "thời buổi chiến tranh loạn lạc nên cũng phải chấp nhận thế thôi chứ biết làm sao!".
Bà Tí cho biết: "Lúc mới bị bệnh, tôi đã tuyệt vọng lắm vì vừa đau nhức
khắp người vừa thiếu sữa cho con bú. Nhìn đứa con còn đỏ hỏn khóc ngặt
vì đói mà lòng quặn thắt. Tôi đã nghĩ đến cái chết để tự giải thoát cho
mình, cho chồng con...". Vừa kể, hai hàng nước mắt bà lăn dài xuống gò
má. Những giọt nước mắt ấy là sự chất chứa của bao nhiêu nỗi niềm bị dồn
nén lại: Sự đau khổ và bất lực trước số phận trớ trêu mà ông trời đã sắp
đặt để thử thách nghị lực của bà và cũng để thử thách tình yêu của ông
Khung dành cho vợ.
Vừa chăm vợ, vừa chăm con nhỏ, người đàn ông tật nguyền trở thành "chân chạy" của cả gia đình. Mọi việc trong nhà từ việc lớn như làm kinh tế đến tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng đều một tay ông đảm nhận.
Công việc hằng ngày của ông Khung. |
"Vất vả nhất là khi cho con ăn. Vợ thiếu sữa, tôi phải mua xương nấu
cháo thật nhừ, sau đó lấy vải màn lọc qua để con không bị hóc. Mỗi lần
làm cũng mất cả tiếng đồng hồ vì vừa nấu nướng lại vừa phải lo dỗ dành
hai đứa nhỏ. Cũng may, giời thương vợ chồng tôi nên cho hai đứa được
khỏe mạnh"- ông kể. Thời gian này, cứ nghe ở đâu có thuốc tốt, thầy giỏi
là ông lại tìm đến với hy vọng chữa khỏi bệnh cho vợ. Thế nhưng, bệnh
tình của bà vẫn không hề thuyên giảm.
Sau đó, ông Khung cũng đưa được bà Tí ra Hà Nội điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. Nhờ sự can thiệp của y học hiện đại, sự giúp đỡ tận tình của các y, bác sĩ mà bà đã có thể đi lại một thời gian và tự làm vệ sinh cá nhân.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 1980, một cơn tai biến mạch máu não khiến bà liệt hẳn nửa người. Lúc này, ông Khung đã về hưu và trở thành "cái bóng" của vợ. Ông thuộc từng nếp ăn, nếp nghỉ, thuộc cả những cơn đau của bà.
"Nhiều đêm ngủ, nằm ở giường bên này nhưng chỉ cần nghe tiếng bà ấy trở mình là tôi thức giấc như một phản xạ, dậy xem bà ấy đau ở đâu thì lấy thuốc cho bà ấy uống. Chuyện thức trắng đêm ở bên cạnh vợ thì tôi không thể nhớ nổi"- ông Khung ngậm ngùi.
Dù vất vả là thế nhưng ông chưa bao giờ ca thán, bởi ông tâm niệm, vợ chồng ở với nhau một ngày cũng nên tình nên nghĩa, huống hồ ông bà đã sống với nhau mấy chục năm. “Chẳng may bà ấy bị bệnh nặng, tôi phải làm chỗ dựa vững chắc cho gia đình, sao lại bỏ vợ bỏ con mà đi cho được. Với lại, chúng tôi sống với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm. Đó chính là động lực để tôi vượt qua mọi khó khăn", ông Khung nói.
Sau đó, ông Khung cũng đưa được bà Tí ra Hà Nội điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. Nhờ sự can thiệp của y học hiện đại, sự giúp đỡ tận tình của các y, bác sĩ mà bà đã có thể đi lại một thời gian và tự làm vệ sinh cá nhân.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 1980, một cơn tai biến mạch máu não khiến bà liệt hẳn nửa người. Lúc này, ông Khung đã về hưu và trở thành "cái bóng" của vợ. Ông thuộc từng nếp ăn, nếp nghỉ, thuộc cả những cơn đau của bà.
"Nhiều đêm ngủ, nằm ở giường bên này nhưng chỉ cần nghe tiếng bà ấy trở mình là tôi thức giấc như một phản xạ, dậy xem bà ấy đau ở đâu thì lấy thuốc cho bà ấy uống. Chuyện thức trắng đêm ở bên cạnh vợ thì tôi không thể nhớ nổi"- ông Khung ngậm ngùi.
Dù vất vả là thế nhưng ông chưa bao giờ ca thán, bởi ông tâm niệm, vợ chồng ở với nhau một ngày cũng nên tình nên nghĩa, huống hồ ông bà đã sống với nhau mấy chục năm. “Chẳng may bà ấy bị bệnh nặng, tôi phải làm chỗ dựa vững chắc cho gia đình, sao lại bỏ vợ bỏ con mà đi cho được. Với lại, chúng tôi sống với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm. Đó chính là động lực để tôi vượt qua mọi khó khăn", ông Khung nói.
Trong suốt cuộc trò chuyện, điều khiến chúng tôi cảm động là mỗi khi
nhắc đến vợ, ông Khung đều nói với giọng trìu mến. Thi thoảng, ông lại
quay sang nhìn bà. Những lúc ấy, bà Tý hiền hậu cười đáp lại chồng.
"Trong hơn 40 năm chung sống, chưa bao giờ ông ấy to tiếng với vợ con.
Nhờ có ông ấy mà tôi mới sống được đến ngày hôm naỵ"- bà Tí không giấu
được niềm tự hào khi nói về người chồng của mình.
(Theo GĐ&XH)