- VietNamNet đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lí liên quan.
>> Vụ cây đè chết người: Không ai có lỗi?
>> Hà Nội mưa lớn, đã có người chết
>> Nóng trong ngày: Chết vì mưa to tại Hà Nội
Liên quan đến vụ việc cây xà cừ cổ thụ ở số 97 phố Lò Đúc, Hà Nội bị mưa bão
quật ngã và đè lên chiếc taxi 4 chỗ của hãng Mai Linh khiến tài xế Phạm Tuấn Anh
tử vong ngay trong xe, đã hơn nửa tháng trôi qua nhưng vẫn chưa có cơ quan chức
năng nào đứng ra nhận trách nhiệm.
VietNamNet đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú
- Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lí
liên quan.
Lỗi của công ty cây xanh?
Sau cái chết của lái xe taxi Phạm Tuấn Anh, an toàn tính mạng cho người dân vẫn
là câu hỏi lơ lửng khi chưa có cơ quan quản lí nào lên tiếng nhận trách
nhiệm.
Cây xanh đổ đè phải chiếc xe taxi khiến tài xế thiệt
mạng trong ngày mưa giông 17/8 tại Hà Nội.(Ảnh: Phạm Hải)
Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, bão số 5 là hiện tượng thiên nhiên và ai cũng có thể
nghĩ ngay rằng đó là sự kiện bất khả kháng, do vậy mọi nghĩa vụ con người đối
với thiệt hại xảy ra đều được miễn trừ.
Tuy nhiên, xem xét một cách cụ thể thì trường hợp cây ở phố Lò Đúc đổ gây ra cái
chết của anh Phạm Tuấn Anh cũng như các thiệt hại vật chất khác thì lại có cách
nhìn nhận khác.
Khi mùa mưa bão đến, thường thấy các động tác như: dự báo bão, công điện của Thủ
tướng, người dân lo đắp đê be bờ, chặt bớt tán lá cành cây… Đó là những hành
động mà người dân thường làm khi mùa mưa bão về.
Cơn bão số 5 được dự báo trước, xảy ra ở Biển Đông rất xa và mãi sau mới đi vào
đến Hà Nội. Đến Hà Nội, bão đã suy yếu thực sự nhưng công tác phòng ngừa tại đây
không tốt nên mới để xảy ra hậu quả đó.
Luật sư Tú cho rằng, Công ty quản lý cây xanh Hà Nội nếu có động tác chặt bớt
cành lá khiến cho cây có sự cân đối giữa gốc và lá thì chắc chắn hậu quả kia sẽ
không xảy ra. Mưa làm mềm đất, gió xoáy trên ngọn cây khiến cho cây càng mất cân
đối hơn những ngày thông thường khác.
"Đây không phải là bất khả kháng nữa mà là
thực sự do lỗi của công ty quản lý cây xanh" - LS Tú nói.
Vì bất khả kháng phải được hiểu theo đúng tinh thần của Điều 161 Bộ luật dân sự:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép”.
Có thể khởi kiện!
Sau tai nạn đáng tiếc xảy ra với lái xe taxi Phạm Tuấn Anh, rất nhiều độc giả đã
lên tiếng vì hàng loạt vụ việc nghiêm trọng xảy ra cây đổ vào nhà, cây đè nát xe
cộ lưu thông trên đường, cây đổ đè chết người… nhưng chưa có 1 cơ quan quản lí
nào lên tiếng nhận trách nhiệm.
Giông bão giật mạnh khiến 1 cột điện trên phố Trần
Huy Liệu xảy ra vụ đổ cột điện, đổ cây đè nát, bẹp dúm chiếc taxi. Rất may, nhân
viên lái taxi là anh Nguyễn Phú Tuấn đã may mắn thoát chết, chỉ bị thương tích
nhẹ do các mảnh vỡ cửa kính xe găm vào - ảnh Anh Tuấn
Theo luật sư Tú, đây thuộc trường hợp bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Chủ quản lý là Công ty cây xanh phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại về người và tài sản cho các bên bị thiệt hại. Thiệt hại được tính
theo các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Bên thiệt hại có thể nhờ luật sư tư vấn để làm việc với Công ty quản lý cây xanh
về nội dung, con số và tiến độ chi trả tiền bồi thường. Nếu không thương thảo
được thì cần khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
“Về quản lý nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, Ban phòng chống lụt bão cần có văn bản nhắc nhở đơn vị quản lý cây xanh đẩy cao tinh thần trách nhiệm vì sự lơ là của họ làm thiệt hại cho cả ngân sách nhà nước, tài sản và tính mạng sức khoẻ của nhân dân và thời gian của xã hội” - luật sư Tú đề xuất.
Trong khi đó, trao đổi với
VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên
công viên cây xanh Hà Nội cho biết: “Quản lý cây xanh trên địa bàn thủ đô được
công ty thực hiện theo nghị định 64/2010 NĐ-CP ban hành, trên nguyên tắc Chính
phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp theo trách nhiệm
quy định của pháp luật”. Ông Hưng cũng cho biết thêm: Theo
nghị định 64, chương III, điều 13.4 thì công ty công viên cây xanh thực hiện
dịch vụ quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trên địa bàn được
giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp. Về trường hợp lái xe taxi Phạm
Tuấn Anh bị cây đè vào ô tô dẫn đến tử vong trên phố Lò Đúc, ông Hưng cho biết:
“Ngay sau khi nhận được thông tin, công ty đã cử cán bộ và công nhân đến phối
hợp với các cơ quan chức năng cùng giải quyết. Đây là trường hợp tử vong do
thiên tai (mưa giông lớn do ảnh hưởng của báo số 5)”. “Sau đó, đoàn cán bộ công ty
đã đến nhà anh Phạm Tuấn Anh thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình và trao một khoản
tiền giúp đỡ hai cháu nhỏ cùng gia đình khi năm học mới sắp bắt đầu. Khi biết
gia đình có hoàn cảnh khó khăn (vợ anh Tuấn không có công việc ổn định), ban
lãnh đạo công ty đã đề nghị được giúp đỡ, tạo điều kiện nhận vợ anh Tuấn Anh vào
làm việc tại công ty để có nhiều điều kiện giúp đỡ gia đình hơn về sau này”
- ông Hưng nói.
Anh Tuấn
>> Giật mình những khoảnh khắc thoát chết khi cây đổ
>> Vụ cây đè chết người: Không ai có lỗi?
>> Hà Nội mưa lớn, đã có người chết
>> Nóng trong ngày: Chết vì mưa to tại Hà Nội