Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ đồng tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 tại Hà Nội từ 11-13/9.

Chủ đề hội nghị là “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư"

Thúc đẩy hợp tác trong tương lai

ASEAN được đánh giá là một động lực tăng trưởng mới của thế giới. Không muốn đứng ngoài xu thế thời đại, các quốc gia ASEAN đang đặt ưu tiên cho việc tận dụng các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.

Bởi vậy, chương trình nghị sự của Hội nghị WEF ASEAN 2018 được xây dựng gắn với chủ đề năm nay của ASEAN là: "ASEAN tự cường và sáng tạo".

{keywords}
Cuộc họp lần thứ tư Ban Tổ chức Hội nghị WEF về ASEAN

Đại biện lâm thời Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam Tan Wei Ming nhấn mạnh chủ đề WEF ASEAN 2018 phù hợp với các ưu tiên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và của ASEAN. 

Theo ông, ASEAN cần tập trung vào đổi mới sáng tạo, tự cường để đáp ứng xu thế thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như tình hình thế giới đang thay đổi mạnh mẽ. 

Bên cạnh đó, các quốc gia cần có sự kết nối toàn cầu cũng như trong khu vực, đồng thời phải điều chỉnh để giải quyết những khó khăn, thách thức. Hiện nay cần có những công nghệ mới, thích ứng với công việc mới, đảm bảo rằng không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trong top 10 thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Theo dự báo của tập đoàn Google và Quỹ Temasek, nền kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 200 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 6% tổng GDP của khu vực. Đây là nền tảng thuận lợi và là thị trường đủ lớn cho đổi mới, đầu tư phát triển nhanh các mô hình kinh doanh mới ở khu vực Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam.

Để thích ứng và phát triển thịnh vượng trong một thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng từng Chính phủ của ASEAN và doanh nghiệp các nước ASEAN cần phát huy tự cường, tìm các hướng đi và giải pháp mới.

Singapore đã đưa ra sáng kiến quốc gia thông minh, Indonesia có chính sách phát triển các vườn ươm công nghệ, Thái Lan có tầm nhìn Thái Lan 4.0…

Chia sẻ về những quy định và chính sách mới trong hoạt động khuyến khích đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam, bà Phan Hoàng Lan, Cục Phát triển thị trường và công nghệ, Bộ KH&CN cho biết thời gian qua, một số cơ chế, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng sức cạnh tranh

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khoảng 56% lực lượng lao động của 5 nước ASEAN là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, đứng trước rủi ro cao bị thay thế bởi công nghệ mới trong khoảng 2 thập niên tới. 

Bên cạnh đó, những mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử, thanh toán thông minh, taxi Uber, Grab... đòi hỏi đổi mới về tư duy, thể chế và phương thức quản lý của các chính phủ nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Ông Justin Wood, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thành viên Ban điều hành Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến tất cả các nước trên thế giới, cho dù là những nước giàu có nhất, hiện đại nhất hay những nước nghèo nhất và kém phát triển nhất. 

Ông nhấn mạnh nếu nói về tương lai việc làm, thị trường lao động, vốn là vấn đề quan trọng đối với sự thịnh vượng của người dân. Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN tăng 11.000 người mỗi ngày và tốc độ này sẽ tiếp diễn trong 15 năm tới, một sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lực lượng lao động. 

Thực tế này diễn ra cùng lúc với thời điểm công nghệ mới làm thay đổi môi trường làm việc. Robot thay thế nhân lực trong các nhà máy, trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong các văn phòng. Thay đổi lớn lao này đang diễn ra. 

Vì vậy, quan trọng là các nhà lãnh đạo ASEAN hiểu công nghệ sẽ ảnh hưởng ra sao đến tương lai việc làm và người lao động, hệ thống giáo dục phải phát triển thế nào để đảm bảo người lao động vẫn có thể giữ lợi thế cạnh tranh.

Ông khẳng định: “Các nước như Việt Nam sẽ phải thể hiện tính cạnh tranh ở các khía cạnh khác, chứ không phải ở khía cạnh nhà sản xuất có chi phí thấp nữa."

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 dự kiến có khoảng gần 60 phiên thảo luận, tập trung vào những vấn đề chính phủ, doanh nghiệp và người dân các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang quan tâm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị cho hội nghị WEF ASEAN

Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị cho hội nghị WEF ASEAN

Chiều 21/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi Tọa đàm bàn tròn về hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN).

Việt Nam đón các đoàn tiền trạm hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội

Việt Nam đón các đoàn tiền trạm hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội

Tham dự hoạt động có đại diện các tiểu ban Nội dung, Lễ tân, Tuyên truyền và Văn hoá, An ninh và Y tế... cùng gần 80 đại diện của 12 quốc gia.

WEF ASEAN 2018: Quảng bá VN với chính giới, doanh nghiệp hàng đầu thế giới

WEF ASEAN 2018: Quảng bá VN với chính giới, doanh nghiệp hàng đầu thế giới

Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới phối hợp tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN).

Thường trực Chính phủ họp về công tác tổ chức hội nghị WEF ASEAN

Thường trực Chính phủ họp về công tác tổ chức hội nghị WEF ASEAN

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN.

Chủ tịch WEF: Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động

Chủ tịch WEF: Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende.

Theo Vietnam+