“Vẫn cần nhiều dữ liệu để hiểu rõ hơn về mức độ mà biến thể Omicron có thể né tránh hệ miễn dịch ở người đã được tiêm chủng hoặc từng nhiễm bệnh. Do đó, rủi ro tổng thể liên quan tới biến chủng Omicron vẫn còn rất cao”, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức WHO nói.

{keywords}
Một người dân Thái Lan đi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: AP

Cũng theo WHO, tỉ lệ giải trình tự gen của biến thể Delta trên cơ sở dữ liệu toàn cầu GISAID trong tuần này đã giảm so với những biến thể đáng lo ngại khác. Nhưng nguyên nhân của việc này là nhiều quốc gia khác có thể đã tiến hành giải trình tự gen cho biến thể Omicron, và ít cập nhật về những biến thể khác, trong đó có Delta.

Dù vậy, Delta vẫn đang là biến thể chủ đạo khi nó chiếm 99,2% trong gần 880.000 trình tự gen được cập nhật lên GISAID với các mẫu được thu thập trong vòng 60 ngày qua.

Đức tuyên bố “sẽ chiến thắng Covid-19”

“Đúng, mọi thứ sẽ tốt lên. Đúng, chúng tôi sẽ theo đuổi cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 với quyết tâm cao nhất, và chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết, sẽ không có ranh giới đỏ dành cho chính phủ. Chính phủ sẽ không ngừng nghỉ, và chúng tôi sẽ ‘kéo mọi đòn bẩy có sẵn’ cho đến khi giành lại cuộc sống trước đây và tất cả sự tự do của chúng ta”, hãng tin AP dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trong cuộc họp quốc hội liên bang Đức được tổ chức hôm 15/12.

Theo ông Scholz, chính phủ mới ở Đức sẽ ‘cởi mở’ với những lời chỉ trích cũng như lắng nghe những người còn nghi ngờ về dịch bệnh.

“Nhưng chúng tôi sẽ không dung thứ cho một lượng nhỏ các kẻ cực đoan không bị cấm đoán đang cố áp đặt ý chí của họ lên xã hội. Các cơ quan an ninh Đức từng đưa ra cảnh báo về một số bộ phận của phong trào Querdenken, tập hợp những nhóm phản đối lại các biện pháp hạn chế phòng dịch, đang trở nên cực đoan hơn”, ông Scholz nói thêm.

Biến thể Omicron có khả năng thành chủng trội ở châu Âu

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen hôm 15/12 lên tiếng cảnh báo rằng, biến thể Omicron sẽ có thể thành chủng trội ở châu Âu vào giữa tháng 1/2022.

“Chúng ta đang chứng kiến ngày càng có nhiều người nhiễm bệnh, gánh nặng ngày càng lớn hơn cho các bệnh viện, và thật tiếc khi số người chết ngày càng tăng. Số ca nhiễm mới hầu như chỉ do biến thể Delta gây ra, và điều mà tôi lo ngại là chúng ta đang chứng kiến biến thể mới Omicron có khả năng lây nhiễm mạnh hơn”, bà Von der Leyen nhận định.

Dù vậy, bà Von der Leyen cho rằng nhờ tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao và sự phổ biến của các loại vắc xin phòng Covid-19 nên châu Âu đang ở “một vị trí tốt hơn” để chống lại virus corona.

“Hơn 300 triệu người dân ở các nước Liên minh châu Âu (EU) đã được nhận đủ liều vắc xin, và 62 triệu người trong đó đã nhận mũi tiêm tăng cường. Dữ liệu sơ bộ từ biến thể Omicron cho thấy, mũi tiêm tăng cường là sự bảo vệ tốt nhất chống lại biến thể mới”, bà Von der Leyen nói thêm.

Một số diễn biến khác về dịch bệnh

Cập nhật lúc 5h sáng ngày 16/12 của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho thấy, dịch Covid-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 272,3 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 5,3 triệu bệnh nhân. Số hồi phục đạt hơn 244,7 triệu trường hợp.

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Tuấn Trần

Ngoại trưởng Mỹ rút ngắn chuyến công du Đông Nam Á

Ngoại trưởng Mỹ rút ngắn chuyến công du Đông Nam Á

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Antony Blinken buộc phải rút ngắn sau khi một nhà báo trong phái đoàn tháp tùng dương tính với Covid-19.

Philippines ghi nhận hai ca nhiễm biến thể Omicron

Philippines ghi nhận hai ca nhiễm biến thể Omicron

Bộ Y tế Philippines cho biết, các nhân viên y tế nước này đã phát hiện hai ca nhiễm biến thể Omicron.