Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 5.397 tổ hợp tác và 727 hợp tác xã trong đó: hợp tác xã do Phụ nữ làm chủ chiếm 19%, hợp tác xã có lãnh đạo và nhiều thành viên là người dân tộc thiểu số chiếm 22%.

Thời gian qua, các tổ chức kinh tế tập thể ở Yên Bái đã vượt lên khó khăn nội tại thực hiện chuyển đổi số  phù hợp với hạ tầng sản xuất, hạ tầng công nghệ thông tin và trình độ nhân lực, từ đó có không ít hợp tác xã đã thích ứng và từng bước tham gia vào chuyển đổi số thành công với một số mô hình hiệu quả như: hợp tác xã Dịch vụ nông – lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm (huyện Văn Yên); hợp tác xã Suối Giàng, hợp tác xã DVTH Kiến Thuận, hợp tác xã Trà Shan tuyết Phìn Hồ (Văn Chấn), hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Mù Cang Chải (Mù Cang Chải)…

Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi số nói chung và ứng dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội cho các hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” nói riêng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và những khó khăn, vướng mắc. Do vậy, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để chuyển đổi số thực sự là “chìa khoá” tạo động lực cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững.

Kết quả đánh giá cho thấy, điểm trung bình chỉ số thương mại điện tử của các hợp tác xã là 1,25 điểm. Trong đó, điểm thành phần cao nhất đạt 1,37 điểm là chỉ số mức độ giao tiếp với khách hàng qua môi trường số, chỉ số tỷ lệ doanh thu của mảng thương mại điện tử thấp nhất đạt 1,2 điểm. Các số liệu này cho thấy hiện trạng sử dụng thương mại điện tử của các hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện đang hạn chế. Đồng thời, các hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang ở mức 2 trong 5 mức, tức là giai đoạn đầu của chuyển đổi số”.

Do vậy, sự cần thiết của các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy cho khu vực này phát triển và tiếp cận CĐS cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là công cụ quan trọng để phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế hợp tác xã một cách linh hoạt, phù hợp, đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực; góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, giúp các hợp tác xã tiếp cận nhanh với thị trường và gắn với chuỗi giá trị. Do đó, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin được xem là giải pháp hiệu quả cho phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay.

ạnhhop.png

Góp bàn về vấn đề này, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho hay, trước hết,  cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển KTTT nói chung, về tính hiệu quả, lợi ích của CĐS vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Chú trọng đào tạo, tập huấn đặc biệt là tập trung hướng dẫn nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện CĐS, xúc tiến thương mại điện tử cho các HTX, THT nhất là các HTX, THT vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng thời tham mưu với Đảng và Nhà nước xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức KTTT trong toàn hệ thống thực hiện tốt việc CĐS, đặc biệt có các cơ chế, chính sách ưu tiên cho các HTX, THT vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển bền vững với giải pháp là lựa chọn được một hệ sinh thái các ứng dụng phục vụ CĐS phù hợp cho khu vực KTTT, HTX phát triển nhanh và bền vững.

Nhóm PV