Người bình thường rất khó sở hữu xe hơi ở Triều Tiên, cả nước ước tính chỉ có khoảng 30.000 chiếc xe.

Bắc Triều Tiên là quốc gia sở hữu xe hơi trên đầu người thuộc hàng thấp nhất thế giới, dù chính phủ Triều Tiên không công bố con số chính thức, nhưng ước tính có khoảng 30.000 chiếc xe trong cả nước, chủ yếu tập trung ở Bình Nhưỡng. Một công dân muốn sở hữu xe hơi thường phải là những người có mối quan hệ trong hệ thống quản lý của chính quyền.

{keywords}

Đường phố Bình Nhưỡng khang trang, rộng rãi nhưng rất ít xe cộ.

Sở hữu xe hơi ở Triều Tiên cũng hiếm như việc sở hữu máy bay phản lực tư nhân ở những nước phát triển. Để đối phó lại lệnh cấm vận nhập khẩu xe hơi từ phương Tây, người Triều Tiên đã tự xây dựng cho mình những thương hiệu xe hơi.

{keywords}

Một hình ảnh hiếm hoi về Kaengsaeng được chụp trên đường phố Bình Nhưỡng vào năm 1989. Đây là hình ảnh duy nhất về mẫu xe này từng được chụp.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đất nước này vẫn còn được Liên Xô bao cấp, Triều Tiên tràn ngập những mẫu xe của Liên Xô. Khác với Hàn Quốc, ngành công nghiệp xe hơi của Triều Tiên phát triển khá chậm chạp. Khi Hàn Quốc đã xây dựng cho mình những thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên thế giới thì Triều Tiên lại đi theo hướng khác. Họ cho nhập những chiếc Mercedes 190Es và sao chép hầu hết các bộ phận, và kết quả là Kaengsaeng 88 ra đời. Chiếc xe này được trang bị động cơ bốn xi-lanh, không có tản nhiệt, không có điều hòa, và cabin không kín, vì vậy dễ bị bụi bay vào.

{keywords}

Volvo 144s làm taxi trên đường phố Bình Nhưỡng.

Vào năm 1970, Bắc Triều Tiên đồng ý mua 1.000 chiếc Volvo 144s từ Thụy Điển, một quốc gia trung lập. Nhiều tin đồn cho rằng Bình Nhưỡng không trả tiền cho lô hàng này. Những chiếc Volvo này giờ được dùng làm taxi cho một số ít người có tiền để đi lại trong thành phố.

Vì Triều Tiên không tham gia vào Ủy ban Công nghiệp của Liên hợp quốc nên những thông tin về ngành công nghiệp ô tô của nước này rất hạn chế. Theo báo cáo giới hạn và các quan sát trực tiếp, Bắc Triều Tiên có khả năng sản xuất 40.000 đến 50.000 xe một năm, tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, chỉ vài nghìn xe được sản xuất do hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

{keywords}

Kể từ năm 1950, Nhà máy động cơ Sungri có trụ sở tại Tokchon đã sản xuất xe off-road và xe chở khách đô thị. Những chiếc xe buýt có tên Sungri, Jaju vẫn được vận hành tại Triều Tiên đến thời điểm này.

Pyeonghwa Motors được thành lập năm 1999 có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc, nhằm mục đích chế tạo xe hơi phục vụ nhu cầu của thị trường Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Pyeonghwa có nghĩa là “hòa bình” và xe hơi Pyeonghwa Motors được xây dựng là nỗ lực chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Pyeonghwa Motors là một công ty liên doanh sản xuất xe nhỏ theo giấy phép của Fiat và Brilliance Auto (Trung Quốc).

{keywords}

Một tấm biển quảng cáo mẫu xe Pyeonghwa Junjie.

Trong năm 2007, Pyeonghwa giới thiệu Junjie, phiên bản Triều Tiên của chiếc Hwiparam II của hãng Brilliance. Chiếc xe được xây dựng trên Fiat Siena cũ, cùng một số chi tiết được nhập khẩu từ Trung Quốc.

{keywords}

Một chiếc Pronto bắt gặp tại Bình Thuận, Việt Nam.

Sau mẫu sedan, Pyeonghwa tiếp tục sản xuất SUV mang tên Pyeonghwa Pronto. Đây là mẫu xe được bán tại thị trường Việt Nam do Mekong Auto sản xuất. Chiếc xe này được thiết kế theo kiểu nhái Toyota Land Cruiser Prado.

Pyeonghwa độc quyền sản xuất xe hơi, mua và bán xe tại thị trường Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, hầu hết người dân Bắc Triều Tiên không đủ khả năng để mua một chiếc xe hơi. Năm 2003, chỉ có 314 chiếc xe được sản xuất mặc dù nhà máy đã có các cơ sở sản xuất lên đến 10.000 xe mỗi năm. Erik van Ingen Schenau, tác giả của cuốn sách “Ôtô sản xuất tại Bắc Triều Tiên” đã ươc tính tổng sản lượng của công ty trong năm 2005 không quá 400 chiếc, một số ít được xuất khẩu sang Việt Nam để bán.

{keywords}

Ssangyong Chairman là một sản phẩm của Pyeonghwa dựa trên nền tảng Mercedes E-Class đời cũ.

Vào mùa hè năm 2006, tạp chí Ngoại thương Bắc Triều Tiên quảng cáo mẫu xe hơi sang trọng, được sản xuất bởi Pyeonghwa mang tên Ssangyong Chairman. Đây là chiếc xe được quan chức chính phủ Bắc Triều Tiên rất ưa chuộng, nó thực sự được thiết kế trên nền tảng của Mercedes E-Class đời cũ.

Năm 2009, Pyeonghwa kiếm được 700.000 USD từ việc bán được 650 xe, trong đó 500.000 USD được chuyển về Hàn Quốc. Đến năm 2012, chủ tịch Pyeonghwa Motors bắt đầu đàm phán để chấm dứt đầu tư.

Ngoài ra, Triều Tiên còn một số hãng xe khác như Pyongsang Auto Works. Đây là nhà máy được thành lập từ năm 1968, chủ yếu sản xuất một số xe SUV và xe tải nhẹ. Tại Triều Tiên cũng có một số hãng sản xuất xe buýt và xe tải nặng như Chongjin Bus chuyên sản xuất những xe buýt cỡ lớn, có thể chở hàng trăm hành khách.

{keywords}

Cố lãnh đạo Kim Jong Il là người rất yêu thích Mercedes, nên hình ảnh chúng xuất hiện trên phố không hiếm, chủ yếu phục vụ các quan chức cấp cao.

Thỉnh thoảng trên đường phố, người ta vẫn bắt gặp những mẫu Mercedes nhưng đây thường là xe của những quan chức cấp cao hoặc các cơ quan ngoại giao, doanh nhân nước ngoài.

{keywords}

Vào năm 2011, nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue bắt gặp chiếc Hummer H2 tại Bình Nhưỡng. Chiếc xe này thuộc sở hữu của một cơ quan báo chí.

(Theo Zing)