{keywords}
Hơn 500 nhà sư tham gia chuyến khất thực xuyên biên giới Thái Lan - Myanmar.

Ngày 16/10 - ngày thứ 2 trong ‘Chương trình giao lưu văn hoá tôn giáo tại 5 nước lưu vực sông Mê Kông’ (Dharma Yatra), hơn 500 nhà sư đã bước vào chuyến khất thực xuyên biên giới Thái Lan - Myanmar.

Buổi sáng, hơn 500 nhà sư trong đó có 53 nhà sư tới từ 5 quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam) đã tập trung tại chùa Phra Thart Doi Hao để thực hiện các nghi lễ Phật giáo trước khi lên đường khất thực từ huyện Mae Sai (Thái Lan) qua biên giới sang thị trấn Tachileik (Myanmar).

Chuyến khất thực nằm trong khuôn khổ sự kiện Phật giáo 5 nước lần này được tổ chức với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của người dân bản địa 2 nước cũng như giới truyền thông.

Từ sáng sớm, hàng dài người dân đã xếp hàng 2 bên đường với nhiều loại thực phẩm được chuẩn bị sẵn để cúng dường cho các nhà sư.

Khất thực từ lâu đã là một hoạt động truyền thống và thường xuyên của những người theo Phật giáo nguyên thuỷ (hay còn gọi là Phật giáo Nam tông).

Khất thực được cho là một cách nuôi thân chân chính do Phật dạy các đệ tử xuất gia. Việc này bắt nguồn từ việc xưa kia các tu sĩ của một số tôn giáo khác ở Ấn Độ thường chọn những công việc không chính đáng để mưu sinh. Đức Phật nhận thấy đây là điều không thể chấp nhận và không phải là việc làm của người tu sĩ Phật giáo. Vì thế, truyền thống khất thực được sinh ra là để các tu sĩ xin thức ăn của người dân một cách chính đáng.

Việc người dân chia sẻ thức ăn của mình cũng là một cách mà theo Phật giáo là để bỏ bớt lòng tham, biết chia sẻ với đồng loại.

Một số hình ảnh chuyến hành hương khất thực của 500 nhà sư tới từ 5 quốc gia:

{keywords}
Người dân đứng xếp hàng 2 bên đường đợi các nhà sư đi qua.
{keywords}
Mỗi người xách một chiếc giỏ đựng đồ ăn để cúng dường cho các nhà sư đi khất thực.
{keywords}
Ngoài đồ ăn còn có cả những món quà tinh thần ý nghĩa.
{keywords}
Đây là một hoạt động quen thuộc với người dân Thái Lan.
{keywords}
Những đứa trẻ cũng háo hức tham gia hoạt động này.
{keywords}
Trang phục màu trắng thường được người dân lựa chọn khi tham gia hoạt động này.
{keywords}
Những chiếc xe tải chở đầy bánh kẹo, đồ khô được đưa đến để phục vụ việc cúng dường cho các nhà sư.
{keywords}
Thực phẩm được lựa chọn chủ yếu là bánh kẹo, đồ ăn vặt, sữa, nước uống, đồ khô.
{keywords}
Đại diện chính quyền và các đơn vị đồng hành dẫn đầu đoàn khất thực.
{keywords}
Xe rước tượng Phật đi ngay sau đó.
{keywords}
Theo truyền thống, hoạt động khất thực được thực hiện vào buổi sáng và kết thúc trước 12 giờ trưa.
{keywords}
Các nhà sư sẽ ăn trưa bằng thực phẩm được cúng dường, có gì ăn nấy.
{keywords}
Các nghệ sĩ biểu diễn dọc 2 bên đường khu vực cửa khẩu biên giới Thái Lan - Myanmar.
{keywords}

{keywords}

Một nghệ sĩ vã mồ hôi sau hàng giờ biểu diễn dưới thời tiết nắng nóng

{keywords}
Trang phục của một dân tộc thiểu số ở Myanmar.
{keywords}
Một đơn vị ở Myanmar cúng dường hàng trăm suất cơm.
{keywords}
Các nhà sư đã bước chân qua đất Myanmar.
{keywords}
Các chú tiểu cũng tham gia chuyến khất thực.
{keywords}
Do chuyến khất thực có quy mô lớn nên thực phẩm các sư nhận được được đóng vào bao tải để tập kết ở khu vực khác.
{keywords}
Sau chuyến khất thực là lễ trồng cây bồ đề ở chùa Phra Thart Sai Muang (quận Taichileik, Myanmar).
{keywords}
Buổi chiều, các nhà sư thực hiện thiền định ở Trung tâm Thiền định Myanmar.
53 nhà sư hành hương qua 5 quốc gia kêu gọi sống vì hoà bình, tôn trọng lẫn nhau

53 nhà sư hành hương qua 5 quốc gia kêu gọi sống vì hoà bình, tôn trọng lẫn nhau

 53 nhà sư tới từ 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông sẽ có 18 ngày tham gia các hoạt động tôn giáo ở mỗi địa phương.

Nguyễn Thảo