Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng rằng phim và những cuốn truyện hoạt hình dường như là điều vô cùng bổ ích giúp các em học tập. Nhưng thực tế thì không.

{keywords}
Phim truyện hoạt hình dường như đang trở thành “mối đe dọa” về nhận thức của trẻ nhỏ về thế giới thực tế.

Các nhà tâm lý học của khoa Tâm lý ứng dụng và Phát triển con người thuộc trường Đại học Toronto cho rằng chính những nhân vật hoạt hình như chuột Mickey, vịt Donald hay chú gấu Pooh… ảnh hưởng xấu đến nhận thức của các em, bởi bước ra ngoài màn hình, những con vật trong đời sống không hề như vậy.

Được biết, độ tuổi bắt đầu bị ảnh hưởng rơi vào những trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở lên. Đồng thời, các em cũng sẽ dần mất đi tính thực tế trong chính cuộc sống xung quanh các em. Những đứa trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện suy nghĩ những con vật bên cạnh các em có thể ăn mặc, đi đứng như con người, thậm chí có thể nói được tiếng người.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với các em có độ tuổi từ 3-5, cho chúng đọc các sách hoạt hình, rồi sau đó làm một bài kiểm tra nhỏ về kiến thức động vật hoang dã. Hầu hết các em đều có một sự nhận định rằng tất cả loài vật đều mang những đặc tính của con người, như biết nói, biết trò chuyện.

Nhà tâm lý - giáo sư Patricia Ganea đưa ra lời khuyên, rằng không thể ép buộc các bậc phụ huynh phải chấm dứt việc cho các em xem quá nhiều phim, truyện hoạt hình, mà thay vào đó là rèn luyện cho trẻ có thói quen đọc các loại sách khoa học xen kẽ.

Chính những thông tin và hình ảnh thực trong sách khoa học sẽ đem đến cho các em kiến thức thực tế ngoài đời sống.

Giáo sư Ganea nói: “Các loại sách hoạt hình không chỉ hạn chế việc học tập của các em nhỏ mà còn ảnh hưởng đến tư duy trừu tượng của trẻ em và khả năng định nghĩa các khái niệm về động vật và thế giới xung quanh”.

Khánh Hà (Theo DM)