Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Nguyễn Tiến Dũng cho biết, từ mùng 1 Tết (1/2) đến ngày 10/2, chùa Hương Tích đã đón khoảng 35.000 du khách đến hành hương, vãn cảnh.

Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ tự nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển. Chùa tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy Hồng Lĩnh (thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc).

Ngoài ngôi thượng điện, khu vực đặt tượng “hổ thần” là nơi thu hút đông du khách.

{keywords}
Từ mùng 1 Tết đến nay, chùa Hương Tích đón khoảng 35.000 lượt khách
{keywords}
Khu vực chính điện
{keywords}
Ngày cao điểm, chùa Hương Tích đón 5.000 lượt du khách

Tượng hổ đặt ở hướng đi lên khu vực chính điện chùa Hương Tích được làm bằng bê tông, sơn màu vàng ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi. Trước tượng hổ có một chiếc bàn đá để người dân dâng lễ, thắp hương. Ngoài bánh và hương hoa, thì dầu gió là thứ không thể thiếu với những du khách quan niệm xoa dầu lên hổ để chữa bách bệnh.

{keywords}
Tượng hổ được đặt ở khu vực đường đi lên chính điện

Chị Đặng Cẩm Tú (trú huyện Nghi Xuân) cho biết: “Tôi có bệnh hay đau đầu gối, nghe tương truyền hổ ở đây có thể chữa bệnh nên tôi mua lễ vật, mang theo dầu gió xoa lên chân của hổ, rồi xoa lên đầu gối của mình. Hi vọng năm nay đầu gối của tôi bớt đau nhức”.

{keywords}
Chùa Hương Tích gắn với sự tích về "thần Hổ" và sự tích công chúa Diệu Thiện chạy trốn
{keywords}
Tương truyền khi xưa hổ thần linh thiêng đã che chở cho công chúa Diệu Thiện tới núi Hồng Lĩnh dựng am, tu hành
{keywords}
Khi Diệu Thiện đên vùng núi Ngàn Hống, Thần Hổ cõng công chúa đến con suối có tên là Hương Tuyền. Sau đó, Thần Hổ lại đưa công chúa lên động cao Đá Đôi để ẩn thân nhưng vẫn không được yên. Cuối cùng, Thần Hổ đưa công chúa xuống động Hương Tích, ở trong một hang đá và đó chính là Hương Tích
{keywords}
Người dân quan niệm xoa dầu lên hổ rồi xoa lên người mình có thể chữa được bệnh
{keywords}
Do dầu thoa lên quá nhiều nên phần sơn trên hổ đã bị bong tróc
{keywords}
 
{keywords}
{keywords}
Vỏ dầu du khách bỏ lại dưới tượng hổ sau khi xoa

“Trước đây du khách đến chùa Hương tích vào rằm tháng chạp (đi trả lễ), còn mấy năm trở lại đây du khách đến nhiều từ ngày mùng 1 Tết trở đi. Tính từ mùng 1 đến nay có khoảng 35.000 lượt khách, đưa lại doanh thu, ngân sách cho huyện. Tính riêng tiền vé đã đạt hơn 500 triệu đồng. Quan niệm của người dân là xoa dầu lên hổ để chữa bệnh. Ví dụ người nào đau đầu thì họ xoa lên đầu, ai đau chân sẽ xoa chân... Đó là tâm linh của người dân", ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

{keywords}
Người dân đến chùa Hương Tích cầu may mắn ngày đầu năm
{keywords}
Tiền vé vào cổng với người lớn là 20.000 đồng và trẻ em 10.000 đồng/lượt
{keywords}
Du khách mang theo lễ vật

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, huyện Can Lộc đã xây dựng đĩa về chùa Hương Tích nhằm mục đích quảng bá và tuyên truyền, nhắc nhở du khách.

"Địa phương đã cử nhiều lực lượng túc trực tại chùa Hương tích, để điều tiết mật độ du khách, tổ chức phát khẩu trang, nước xịt khuẩn. Ngoài ra lực lượng y tế được bố trí tại chùa để nhắc nhở, hướng dẫn du khách", ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

Thiện Lương

Hà Nội khuyến cáo người chưa tiêm đủ liều vắc xin không đến chùa Hương

Hà Nội khuyến cáo người chưa tiêm đủ liều vắc xin không đến chùa Hương

UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) khuyến cáo du khách chưa tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 không nên đến chùa Hương để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cho cộng đồng.