Tháng Tư vừa qua, nhà sản xuất máy bay Shenyang của Trung Quốc đã làm giới quan sát bất ngờ khi cho bay thử chiếc J-11D – phiên bản nâng cấp của máy bay phản lực chiến đấu J-11, trong khi đây vốn được cho là bản sao của chiếc Su-27 của Nga. Dù chương trình phát triển J-11D ngày càng chín muồi, quân đội TQ dường như vẫn đang tiếp tục với các kế hoạch mua thêm chiếc Su-35 Flankers của Nga.

Chính phủ Trung Quốc coi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước là tài sản chiến lược, việc mua thêm nhiều máy bay của Nga không giúp thúc đẩy mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp không gian tự chủ, hoàn thiện. Dựa trên việc có vẻ như cùng lúc phát triển chương trình của máy bay na ná nhau, một số nhà phân tích nghi rằng động cơ chính của Không quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAF) khi mua thêm Su-35 là vì loại này được trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy AL-117S, chứ không phải vì nó có giá trị như một hệ thống vũ khí.

Các động cơ luôn là thành phần cấu tạo có tầm quan trọng then chốt cho mọi máy bay chiến đấu. Năm 2012, các nhà nghiên cứu chỉ ra ‘gót chân Achilles’ của ngành sản xuất máy bay TQ chính là lắp ráp động cơ, đây cũng là yếu tố kéo lùi tốc độ của các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp không gian.

{keywords} 

Các nguyên mẫu chiến cơ thế hệ thứ năm của họ như Chengdu J-20 và Shenyang J-31 chưng diện các bộ khung và khoa học điện tử hàng không với ý đồ rõ ràng là nhằm bắt kịp với các loại chiến cơ tối tân nhất của Mỹ. Cả J-20 và J-31 đều cần động cơ mạnh hơn và đáng tin cậy hơn nữa nếu muốn tối đa hóa khả năng vận hành. Nếu thiếu động cơ phản lực cánh quạt đẩy mạnh mẽ, đáng tin cậy để vận hành thì J-20 lẫn J-31 đều sẽ trở thành phế phẩm.

TQ có hai lựa chọn cho động cơ máy bay khả dĩ hơn: một là mua của Nga, hai là tự sản xuất trong nước. Loại động cơ phản lực của TQ sản xuất tối tân nhất lúc này là WS-10 nhưng mắc rất nhiều lỗi. Nhiều nhà bình luận TQ cho rằng WS-10 không đủ năng lượng cho máy bay J-16.

Đối với PLAAF, việc mua Su-35 là đôi bên cùng có lợi. Bắc Kinh không chỉ có một chiến cơ mới mà còn có sở hữu một động cơ có thể nâng chiếc chiến cơ J-20 của họ lên tầm thế giới.

Lịch sử đã cho thấy các minh chứng về những loại máy bay phản lực xuất sắc khác đã phải khốn đốn thế nào chỉ vì động cơ không cung cấp đủ năng lượng. Như chiếc P-51 Mustang huyền thoại được nhớ tới vì khả năng hộ tống các máy bay ném bom chiến lược khi thực hiện các nhiệm vụ ở Đức, là bởi nó đã được thay thế động cơ ban đầu là Allison bằng loại mạnh hơn là British Merlin.

{keywords} 

Phiên bản đầu tiên của huyền thoại F-14 Tomcat trang bị loại động cơ yếu tới nỗi người đứng đầu hải quân Mỹ John Lehman đã coi đây là lý do khiến cho gần 30% chiếc Tomcat bị rơi, và coi loại động cơ này ‘thật.. tồi tệ’. Ngay cả các chiến cơ F-15 Eagle và F-22 Raptor đều từng chật vật qua các chương trình phát triển lâu dài và khắc nghiệt trước khi các động cơ mạnh mẽ của họ đạt tới mức hoàn thiện và biến chúng thành các loại máy bay chiến đấu uy lực như hiện nay.

Lâu nay quân đội TQ vẫn phải dựa vào động cơ của Nga để vận hành chiến cơ của mình. Không may thay cho PLAAF, thiết kế của những động cơ chiến đấu này đã có từ hơn 30 năm trước và vốn định sử dụng cho những máy bay nhẹ hơn các mô hình đang thử nghiệm ngày nay.

Như vậy, các nguyên mẫu của J-20 và J-31 chạy bằng động cơ đời cổ của Nga, với chiếc J-20 chạy bằng động cơ Saturn AL-31 và J-31 là loại Klimov RD-93. Các nhà phân tích dự đoán rằng các loại máy bay này đều sẽ gặp phải các hạn chế khi vận hành do các động cơ cũ. Chẳng hạn, như chiếc J-20 hiện đang phụ thuộc vào động cơ AL-31 sẽ khó có thể đạt được khả năng tuần tra tốc độ siêu âm trong khi đây là lại các đặc tính vận hành then chốt khiến chiếc F-22 của Mỹ trở thành chiến cơ đầy uy lực.

Lê Thu