1. Đọc các bài đánh giá, nhưng đừng tin hoàn toàn

{keywords}
(Nguồn: Depphotos.com).

Các cửa hàng thường công khai các số liệu thống kê về doanh số bán hàng và đánh giá của khách hàng khác trên trang web của họ trong thời gian thực. Tuy điều này có thể cung cấp một số thông tin chi tiết về các tính năng thực của sản phẩm nhưng nó cũng khiến họ chủ quan và mua sắm một cách bốc đồng. Hãy tham khảo bài đánh giá về một sản phẩm ở nhiều cửa hàng trực tuyến khác trước khi mua.

2. Vượt qua cảm giác “phải mua ngay lập tức”

{keywords}
Lượng ưu đãi có hạn! (Nguồn: shutterstock.com).

Nhiều người bán gây áp lực với khách hàng bằng cách đem lại cảm giác rằng họ sẽ không bao giờ có thể mua lại được sản phẩm với ưu đãi tốt hơn nếu bỏ lỡ. Những cụm từ như “Đặt hàng ngay hoặc không bao giờ” hoặc “Chỉ còn 3 sản phẩm trong kho” sẽ khiến khách hàng chốt đơn ngay tức khắc.

Cách tiếp cận này tạo ra một tình huống căng thẳng cho khách hàng và gây ra sự lo lắng, khiến họ hành động mà không suy nghĩ và mua những thứ họ không thực sự cần.

3. Cẩn thận với các sản phẩm giảm giá

{keywords}
(Nguồn: Depphotos.com).

Một số cửa hàng thường tăng giá sản phẩm lên cao rồi mới giảm giá trong sự kiện ưu đãi. Hãy cẩn thận bởi những sản phẩm này thường là những mặt hàng mà cửa hàng muốn tống khứ càng nhanh càng tốt.

Bạn nên so sánh các ưu đãi tại các cửa hàng online khác nhau và xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá như: ngày hết hạn, phí giao hàng, số lượng sản phẩm bạn phải mua cùng một lúc để được giảm giá, v.v.

4. Cẩn thận với “miễn phí giao hàng”

{keywords}
(Nguồn: Depositos.com).

Theo nghiên cứu, 93% khách hàng có khả năng mua nhiều hơn nếu được miễn phí giao hàng. Giao hàng miễn phí là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn thực sự muốn mua một số thứ nhất định từ một cửa hàng.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn mua phải sản phẩm chất lượng kém, mua phải giá đắt hơn và mua hàng một cách bốc đồng vì bạn cảm thấy như bạn đã tiết kiệm tiền cho phí vận chuyển.

5. Kiểm tra kỹ giỏ hàng trước khi thanh toán

{keywords}
(Nguồn: Depositos.com).

Phương thức "thanh toán nhanh" giúp khách hàng có thể mua sắm và thanh toán chỉ trong vài giây mà không cần mất công nhập đi nhập lại thông tin giao hàng và số thẻ tín dụng.

Vì vậy, nhiều khách hàng thường không chú ý đến số lượng sản phẩm họ đã thêm vào giỏ hàng và phải trả thêm tiền cho các sản phẩm họ đã đặt do nhầm lẫn. Bạn nên kiểm tra danh sách mua hàng của mình để phát hiện và kịp thời loại bỏ những thứ bạn đã thêm nhầm.

6. Kìm hãm sự thôi thúc mua nhiều hơn khi có dịch vụ “miễn phí trả hàng”

{keywords}
(Nguồn: Depositos.com).

Không thể sờ hoặc thử sản phẩm khiến rất nhiều khách hàng do dự khi chốt đơn. Nhiều cửa hàng online hiểu rõ điều này và đồng ý cung cấp dịch vụ đổi trả hàng miễn phí. Nhờ vậy, khách hàng có khả năng cao sẽ mua hàng nếu họ có thể trả lại các mặt hàng đã đặt mà không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào.

Sẽ có một số người vì ngại thủ tục trả hàng phiền phức mà miễn cưỡng nhận hàng dù không hài lòng. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi mua hàng để không phải mất tiền cho những sản phẩm không hợp ý.

7. Theo dõi giá cả

{keywords}
 

Các cửa hàng online phải liên tục điều chỉnh giá để thu hút nhiều khách hàng, vì vậy giá của cùng một sản phẩm có thể biến động trong ngày. Một sản phẩm có thể bị đẩy giá lên cao hơn những những sản phẩm còn lại để khách hàng có ấn tượng sai rằng những sản phẩm còn lại trong cửa hàng có giá hời hơn so với sản phẩm này.

Nếu bạn muốn mua một sản phẩm với giá hợp lý, bạn nên theo dõi giá cả và so sánh các sản phẩm tương tự, đặc biệt nếu mặt hàng đang được giảm giá, để tìm sản phẩm giá cả phải chăng nhưng chất lượng cao.

8. Hãy cẩn thận với sản phẩm mua kèm theo deal

{keywords}
(Nguồn: Depphotos.com).

Một số cửa hàng chỉ cho phép bạn mua một số mặt hàng nhỏ giá trị thấp khi tổng hóa đơn của bạn đã đạt giá trị yêu cầu. Đây là để tiết kiệm chi phí khi giao những mặt hàng có giá trị quá thấp. Điều này lại không có lợi cho ví tiền của bạn bởi một số mặt hàng nhỏ đó không đáng để bạn chi tiêu quá nhiều để mua về như vậy. Nếu bạn thực sự cần mua mặt hàng có giá trị thấp đó, hãy thử ở tìm các cửa hàng online khác hoặc đến các cửa hàng địa phương.

9. Đừng quá chú ý đến những món đồ được gợi ý

{keywords}
(Nguồn: Depphotos.com).

Tính năng gợi ý một số sản phẩm tương tự với sản phẩm có sẵn trong giỏ hàng của bạn là một trong những thủ thuật để dụ dỗ bạn mua thêm. Hãy theo sát danh sách mua sắm của mình và đừng để bị cám dỗ chi tiêu nhiều hơn những gì bạn đã lên kế hoạch.

10. Giới hạn thời gian mua sắm online

{keywords}
(Nguồn: shutterstock.com).

Khoa học chỉ ra rằng sau nhiều giờ liên tục cầm điện thoại tìm kiếm trên các cửa hàng online, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và mua những thứ không cần thiết. Hãy xác định chính xác những sản phẩm bạn muốn mua và tạo một danh sách để tránh lãng phí thời gian “lạc” giữa hàng nghìn sản phẩm.

Diệu Linh

Đi chợ, siêu thị mùa dịch như thế nào cho an toàn?

Đi chợ, siêu thị mùa dịch như thế nào cho an toàn?

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, chợ truyền thống và siêu thị là những nơi đông người mà người dân đặc biệt phải chú ý nếu buộc phải đến.