Đây đều là những doanh nghiệp thuộc top đầu trong ngành công nghệ Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, IoT, Big Data, hay các công nghệ thực tế ảo…
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố Danh sách “50+10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2018”. Đây đã là năm thứ 5 Chương trình 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam được tổ chức.
Qua các vòng bình xét nghiêm ngặt, Ban tổ chức đã chọn ra được danh sách 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam. Các doanh nghiệp này được chia ra làm 3 nhóm lĩnh vực tiêu biểu là “BPO, ITO và KPO", “Phần mềm, giải pháp dịch vụ CNTT” và “Nội dung số, ứng dụng & giải pháp cho mobile".
Buổi công bố Danh sách “50+10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2018”. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh bảng xếp hạng các doanh nghiệp CNTT truyền thống, đáng chú ý là sự xuất hiện của bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu tại Việt Nam. Đây đều là các doanh nghiệp đang có sự phát triển mạnh mẽ, có khả năng tác động ảnh hưởng tới xu thế phát triển của thị trường và ngành CNTT tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp được điểm tên trong top 10 gồm: DEHA Việt Nam, Tập đoàn FPT, Công ty cổ phần MISA, Nashtech Việt Nam, NOVAON, Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu, Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần V.N.E.X.T, Công ty cổ phần VNG và Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY).
10 doanh nghiệp CNTT có năng lực tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2018. |
Đây là những doanh nghiệp, công ty có sản phẩm – giải pháp sử dụng các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Chuỗi khối (Blockchain),... để giải quyết những “bài toán” đang tồn tại trong xã hội. Các doanh nghiệp này được xếp thành từng nhóm và không phân chia thứ hạng.
Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng của VINASA có tổng doanh thu năm 2017 đạt 374.433 tỷ VND, tương đương 16,69 tỉ USD, doanh thu của lĩnh vực ứng cử là 71.857 tỷ đồng tương đương 3,2 tỷ USD, chiếm 35,5% doanh thu toàn ngành phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2017. Hiện các công ty này có tổng số nhân lực là 92.795 người, chiếm 22,9% tổng số nhân lực toàn ngành.
Đại đa số các doanh nghiệp CNTT thuộc “Top 50” năm nay đều cho biết họ không chỉ tập trung vào các “bài toán” kinh doanh mà còn hết sức quan tâm đến việc đầu tư xây dựng năng lực công nghệ mới và tham gia vào quá trình chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản phẩm – dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trọng Đạt
Quyền Bộ trưởng TT&TT: Cách mạng 4.0 tạo cơ hội cho ai dám thay đổi
Theo quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, CMCN 4.0 sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển bứt phá, cho những ai dám chấp nhận thay đổi.
100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm
Cái gì Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân một tay, cùng về đây làm. CMCN 4.0 sẽ là cuộc chơi lớn, phải làm thật sâu và có tầm ảnh hưởng.
Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0
“Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0."
Cách mạng 4.0: Không tận dụng cơ hội sẽ bị bỏ lại phía sau
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, CMCN 4.0 tạo ra cơ hội lớn nhưng nếu các nước không tận dụng được sẽ bị bỏ lại phía sau.
Cách mạng công nghiệp 4.0 định nghĩa lại chúng ta là ai
Chủ tịch điều hành WEF khẳng định, CMCN 4.0 không chỉ ảnh hưởng tới cách sống của con người mà còn định nghĩa lại chúng ta là ai.