Để ý các khoản thu phí lạ hay các khoản chi nhỏ dù nhỏ nhất mà bạn không thực hiện và liên hệ ngay với ngân hàng chủ quản thẻ, nhờ can thiệp.    

Đăng ký thông báo giao dịch ngân hàng: Nếu bạn chưa đăng ký SMS biến động qua tin nhắn điện thoại, hãy đăng ký ngay và bạn có thể nhận được thông báo về mọi thay đổi trong tài khoản. Trong trường hợp có khoản "không phải bạn chi", bạn sẽ lập tức nhận ra cũng như có biện pháp ngăn chặn - liên hệ với ngân hàng chủ quản thẻ.

Chỉ mua hàng tại những website uy tín: Ngày nay, hầu hết các phiên bản trình duyệt web mới nhất đều chặn kết nối đến các trang web không an toàn, vì vậy nếu bạn nhận được cảnh báo không tiếp tục truy cập trang web dự định của mình, bạn nên chú ý đến cảnh báo. Để chắc chắn hơn, hãy đảm bảo trang web bạn đang lướt có https:// ở đầu URL của họ. Điều này cho thấy một kết nối được mã hóa giữa trình duyệt của bạn và trang web, ngăn tin tặc đọc thông tin nhạy cảm.

Không bao giờ kết nối với mạng wifi không đáng tin cậy: Wifi mở (tức là những wifi không bị khóa bằng mật khẩu) dễ bị tin tặc kết nối và lấy dữ liệu của bạn. Nếu bạn thực sự cần lướt web, an toàn nhất là dùng 4G.

Ổ cắm USB công cộng cũng không an toàn: Điều tệ hơn không có wifi là hết pin và khi đó, hẳn bạn sẽ tìm và cắm cáp sạc của mình vào bất kỳ ổ cắm USB nào bạn tìm thấy. Song, hãy nhớ rằng ổ cắm USB truyền cả nguồn điện và dữ liệu, điều đó có nghĩa là tin tặc có thể sửa đổi ổ cắm để cài đặt phần mềm gián điệp và vi rút trên thiết bị của bạn. Khi họ có quyền kiểm soát điện thoại của bạn, họ có thể dễ dàng khám phá mật khẩu và thông tin quan trọng khác của bạn. Một cục sạc dự phòng sẽ là giải pháp tốt nhất cho những chiếc điện thoại hay laptop cạn pin.

Cập nhật hay cài đặt phần mềm diệt vi rút: Không ít mã hóa vi rút được ngụy tạo thành phần mềm diệt vi rút và khi bạn nhấn nút đồng ý cập nhật hay cài đặt, bạn đang "mời" tin tặc xâm nhập vào điện thoại đánh cắp thông tin và dữ liệu. Để đề phòng trường hợp này, bạn nên mua một phần mềm diệt vi rút của công ty uy tín và không đồng ý bất kỳ "đề xuất" nào về phần mềm diệt vi rút khi lướt web.  

Hãy thử đăng ký dịch vụ giám sát tín dụng, dịch vụ này sẽ cảnh báo bạn nếu phát hiện bất kỳ hoạt động tài chính lớn nào - chẳng hạn như đơn xin vay tiền và cơ sở tín dụng mới. Các dịch vụ này thường đi kèm với các báo cáo tín dụng miễn phí, điều này cũng sẽ báo hiệu gian lận nếu phát hiện ra những thay đổi bất ngờ trong xếp hạng tín dụng của bạn.

Cài chế độ bảo mật 2 lớp: Để phù hợp với tiền đề 'lớp bổ sung', hãy đảm bảo bật xác thực 2 yếu tố cho mọi tài khoản từ ngân hàng, mail, Facebook... Bằng cách này, bạn có thể giám sát mọi thay đổi trong các tài khoản để chặn ngay từ đầu.

Thông báo ngay cho ngân hàng của bạn: Điều đầu tiên bạn nên làm khi phát hiện ra (hoặc thậm chí nghi ngờ) thẻ tín dụng của mình đã bị tấn công là báo cho ngân hàng biết. Làm như vậy càng sớm càng tốt vì ngân hàng của bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước để điều tra và bảo vệ tài khoản của bạn cũng như giới hạn trách nhiệm pháp lý của bạn đối với các khoản phí gian lận. 

Kiểm tra các khoản thanh toán định kỳ của bạn: Kiểm tra với các nhà cung cấp mà bạn đã thiết lập thanh toán định kỳ tự động xem gần đây có ai gọi điện để xác minh chi tiết thẻ trên tài khoản của bạn không. Nếu có, bạn cần gọi điện thoại cho ngân hàng cũng như cảnh báo bạn bè, người thân về các khả năng bị lừa vay/mượn tiền qua điện thoại, Facebook, Zalo...

Theo Phụ nữ TPHCM