Nếu như Mỹ bị xem là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới vì tình trạng sử dụng súng tràn lan, thì ở Somali, nguyên nhân lại là do nạn đói.
TIN BÀI KHÁC
Hơn 5.000 trẻ em Mỹ rơi qua cửa sổ mỗi năm
Chuyên gia phong thủy bàn về... số điện thoại
Bên cạnh sự hoành hành của các băng nhóm tội phạm và nạn nghiện hút, việc người Mỹ ngày nay dễ dàng sở hữu súng trái phép đã đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng các vụ giết người. Con số người chết liên quan đến súng ở nước này là rất cao so với các nước phương tây khác. Thống kê trên toàn nước Mỹ cho thấy đang có khoảng hơn 200 triệu khẩu súng lưu hành, hơn 2 triệu người ngồi tù, và mỗi ngày có khoảng 50 người bị giết.
Ngoài những vụ tử vong liên quan đến súng ống, mỗi năm ở quốc gia này còn có khoảng 5.000 người chết do tai nạn xe tải, 6.000 người chết vì tai nạn giao thông trên đường bộ và ở các lĩnh vực khác là 31.000 người.
Brazil
Brazil là một trong những quốc gia có tỉ lệ giết người cao nhất thế giới. Cứ 100.000 người thì có 32,5 người phạm tội giết người. Trong số các vụ giết người thì có tới 88% là liên quan đến súng. Mặc dù có những bước chuyển mình rõ rệt trong nền kinh tế, nhưng một bộ phận lớn người Brazil vẫn sống trong nghèo đói. Tội phạm đường phố, bạo lực, trộm cướp, bắt cóc thường xảy ra ở các thành phố như Rio de Janeiro và São Paolo. Bãi biển nhiều nơi cũng là chỗ không an toàn. Cá mập có thể tấn công khách du lịch bất kỳ lúc nào và đe dọa đến tính mạng của họ.
Nam Phi
Tội phạm tiếp tục là một vấn đề lớn tại Nam Phi. Theo một cuộc điều tra cho giai đoạn 1998 - 2000 do Liên hiệp quốc tiến hành, Nam Phi xếp thứ hai về các vụ tấn công và giết người tính theo đầu người, ngoài ra nước này cũng bị xếp hạng hai về các vụ hãm hiếp. Tình trạng tội phạm đã có ảnh hưởng lớn đến ổn định xã hội. Nhiều người giàu có tại Nam Phi đã chuyển vào sống tại các khu anh ninh cao, rời bỏ những quận kinh doanh tại một số thành phố có tỷ lệ tội phạm cao. Hiệu ứng này thấy rõ nhất tại Johannesburg. Ngoài ra, nhiều người di cư khỏi Nam Phi cũng bình luận rằng tội ác là một lý do chính thúc đẩy họ ra đi. Đầu những năm 2000, trung bình cứ 100.000 người ở Nam Phi, có 51 người bị giết. Hàng ngày có 50 người chết. Bên cạnh đó, Nam Phi còn là nước có số người nhiễm HIV rất cao, với hơn 10 triệu người.
Burundi
Burundi là một quốc gia ở Đông Phi. Đây là
một trong những nước nghèo nhất thế giới. Công nghiệp kém phát triển, ngành nghề
chủ yếu ở nước này là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Quốc gia nhỏ bé này mất an toàn ở nhiều
phương diện. Vấn đề nổi cộm nhất là bạo lực trước bầu cử, tiếp theo là HIV, khi
mỗi năm có 15.000 người chết vì căn bệnh này. Quốc gia châu Phi này cũng thường xuyên
phải đối mặt với dịch bệnh lan tràn. Do nghèo đói nên người dân phải sống trong
cảnh thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Châu Nam Cực
Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh
cực Nam của trái đất. Đây là nơi lạnh nhất thế giới và thường xuyên được bao phủ
gần như toàn bộ bởi băng. Những vấn đề nổi trội ở đây không phải là chiến tranh
hay giết người, mà hoàn toàn là do thiên nhiên mang đến.
Những cơn gió và lốc xoáy ở đây gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người dân. Đó là chưa kể đến thời điểm thời tiết lạnh xuống tới âm 100 độ C. Nếu bạn bị lạc vì gió ở Châu Nam Cực, bạn sẽ khó lòng tìm lại đường. Cơ hội tìm được thức ăn, bệnh viện cũng rất khó.
Afghanistan
Chính trị Afghanistan từ lâu đã bao gồm nhiều cuộc tranh giành quyền lực, đảo chính đẫm máu và những cuộc chuyển giao quyền lực trong tình trạng bất ổn. Afghanistan là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Hai phần ba dân số nước này sống với chưa đến 2 USD một ngày. Nền kinh tế đã phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng bất ổn chính trị và những cuộc xung đột tiếp sau đó. Ngoài ra, tình trạng hạn hán nặng nề cũng gây rất nhiều khó khăn cho đất nước này trong giai đoạn 1998-2001.
Một phần GDP của Afghanistan có từ hoạt động trồng cây anh túc và buôn bán trái phép các loại chất có nguồn gốc hay có dẫn xuất từ thuốc phiện, morphine và heroin. Afghanistan hiện là nước có tỉ lệ tử vong lớn thứ 2 thế giới. Tỉ lệ trẻ em tử vong cũng đứng thứ 2 thế giới. Tuổi thọ trung bình ở nước này là 45. Đánh bom tự sát, ám sát, buôn bán trái phép ma túy thường xuyên xảy ra ở Afghanistan.
Somalia
Somali là một nước ở châu Phi. Nạn đói thường xuyên hoành hành ở quốc gia này, chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng hạn hán liên miên, được xem là tệ hại nhất trong vòng 60 năm qua. Ngoài ra, sự quấy phá của một phần phiến quân al-Shabab - một đồng minh của al-Qaeda cũng khiến cho công cuộc cứu trợ bị hạn chế.
3,7 triệu người có nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn đói ở nam Somalia. Từ đầu năm đến nay, gần 135.000 người Somalia đã phải di tản sang các nước láng giềng như Kenya hay Ethiopia. Trên những chuyến hành trình khắc nghiệt này, nhiều đứa trẻ đã phải thiệt mạng vì đói, khát. Đã có những câu chuyện thương tâm về các ông bố bà mẹ phải lựa chọn việc hi sinh đứa nào và giữ lại đứa nào có cơ hội sống nhiều hơn trước cảnh đói khát kéo dài triền miên. Khách du lịch không dám đến Somali vì nạn đói, thiếu nước, thiếu sự điều hành hiệu quả của chính phủ.
Sudan
Sudan là một nước thuộc châu Phi, hiện giờ chia cắt thành 2 miền: nam Sudan và bắc Sudan. Chính phủ Mỹ đã cảnh báo công dân của họ không nên đến đất nước này du lịch vì sự mất an toàn và bất ổn về chính trị. Bên cạnh đó, các mâu thuẫn biên giới giữa 2 miền Sudan và giữa các miền Sudan với những nước lân cận cũng thường xuyên xảy ra. Trong vòng 50 năm qua, đã có hơn 2 triệu người chết trong 2 cuộc nội chiến ở nước này. Một nguy cơ nữa là Sudan có tỉ lệ lây nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là tỉ lệ trẻ em tử vong ở miền nam Sudan.
Colombia
Colombia là một quốc gia ở Nam Mỹ. Đây là nước nổi tiếng về hoạt động sản xuất thuốc phiện trái phép, các vụ bắt cóc và giết người xảy ra liên tục. Trong thập niên 1990, nước này đã trở thành nước sản xuất cocaine và các dẫn xuất coca số một thế giới.
Ở một số thời điểm, Colombia cũng có tỷ lệ các vụ giết người cao nhất thế giới, với 62 vụ trên 100.000 dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con số này đã giảm còn 39 vụ trên 100.000 dân, giúp nước này giảm thứ hạng trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ số vụ giết người trên số dân cao nhất thế giới.
Iraq
Iraq là một quốc gia ở Trung Đông với nguồn
dầu mỏ rất lớn. Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ,
hàng năm chiếm khoảng 95% nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Nước này đang trong tình trạng bất ổn sau
khi Hoa Kỳ tấn công Iraq và chiếm đóng vào năm 2003. Lực lượng quân sự nước
ngoài, các công ty quân sự tư nhân, tội phạm, đánh bom hàng ngày là những nguyên
nhân gây ra sự chết chóc ở Iraq.
(Theo Bưu điện Việt Nam)